Modal Verb: khái niệm, công thức, cách dùng và bài tập có đáp án

Modal verbs (động từ khuyết thiếu) là một phần thiết yếu trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa và ngữ cảnh đa dạng trong ngôn ngữ. Bài viết này, TalkFirst nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về khái niệm, công thức, cách sử dụng và bài tập có đáp án liên quan đến modal verbs, nhằm hỗ trợ cho việc học và ứng dụng hiệu quả kiến thức này trong thực tế.

Modal verbs là gì?

1. Modal Verb (Động từ khuyết thiếu)

1.1. Modal Verb là gì?

Modal verb (động từ khiếm khuyết hoặc động từ tình thái) là trợ động từ được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ chính đứng sau nó và không dùng để chỉ hành động. Modal verb thường được sử dụng trước động từ nguyên mẫu (infinitive without “to”).

Các động từ khuyết thiếu thường được sử dụng như can, could, must, may, might, should, would, will, shall, ought to,…

Ví dụ:

  • I can speak English.
    (Tôi có thể nói tiếng Anh) 
  • He could have been here.
    (Anh ấy có thể đã đến đây.)

1.2. Tính chất của động từ khuyết thiếu

Động từ khuyết thiếu (modal verb) có một số tính chất đặc biệt, làm cho chúng khác biệt với các động từ thường:

1. Không thay đổi theo ngôi:

  • Modal verb không thay đổi hình thức theo ngôi (I, you, he, she, it, we, they). Ví dụ: “I can”, “You can”, “He can”.
  • Điều này khác với động từ thường, chúng có thể thay đổi theo ngôi. Ví dụ: “I go”, “You go”, “He goes”.

2. Không có dạng -ing, -ed, -s:

  • Modal verb không có dạng hiện tại phân từ (-ing), quá khứ phân từ (-ed) hoặc dạng số ít (-s).
  • Ví dụ: chúng ta không có “canning”, “canned”, “cans”.

3. Luôn đứng trước động từ nguyên mẫu:

  • Modal verb luôn đứng trước động từ nguyên mẫu (infinitive without “to”).
  • Ví dụ: You should eat.

4. Không bao giờ đứng một mình:

  • Modal verb không bao giờ đứng một mình trong câu, chúng luôn đi kèm với động từ chính.
  • Ví dụ: You should eat your vegetables.

5. Biểu thị các sắc thái về khả năng, sự cho phép, sự bắt buộc, v.v.:

  • Modal verb không biểu thị hành động cụ thể mà thay vào đó là cung cấp thông tin về khả năng, sự cho phép, sự bắt buộc, lời khuyên, v.v.
  • Ví dụ: I can speak English (khả năng)

6. Có thể được thay thế bằng các cụm từ:

  • Một số modal verb có thể được thay thế bằng các cụm từ tương đương.
  • Ví dụ: be able to thay thế cho can, have to thay thế cho must.

7. Được sử dụng trong các câu nghi vấn và phủ định:

  • Modal verb được sử dụng trong các câu nghi vấn và phủ định theo các quy tắc riêng. 
  • Ví dụ: Can you help me?

Tóm lại, động từ khuyết thiếu là một phần quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Chúng giúp chúng ta diễn đạt các sắc thái tinh tế về khả năng, sự cho phép, sự bắt buộc và các ý nghĩa khác một cách hiệu quả.

1.3. Các động từ khuyết thiếu thường gặp

STTCác động từ khuyết thiếuDịch nghĩaVí dụ
1cancó thể, biếtI can speak English.
(Tôi có thể nói tiếng Anh.)
2couldcó thể (quá khứ), có thể đãHe could have been here.
(Anh ấy có thể đã ở đây.)
3maycó thể, được phépIt may rain tomorrow.
(Có thể trời sẽ mưa vào ngày mai.)
4mightcó thể (ít chắc chắn hơn may)I might go to the party, but I’m not sure yet.
(Tôi có thể đến bữa tiệc, nhưng tôi chưa chắc chắn.)
5be able tocó thể, có khả năngShe is able to drive.
(Cô ấy có thể lái xe.)
6mustphải, bắt buộcYou must finish your homework before you can play.
(Bạn phải hoàn thành bài tập về nhà trước khi được chơi.)
7have tophải, cần phảiI have to go to work tomorrow.
(Tôi phải đi làm vào ngày mai.)
8shouldnên, tốt hơn hết làYou should eat more vegetables.
(Bạn nên ăn nhiều rau xanh hơn.)
9ought tonên, tốt hơn hết là (mang ý nghĩa đạo đức hơn should)He ought to apologize to her.
(Anh ấy nên xin lỗi cô ấy.)
10willsẽ, muốn (diễn đạt sự sẵn lòng)Will you help me with this?
(Bạn có thể giúp tôi cái này được không?)
11wouldsẽ (quá khứ), muốn (diễn đạt sự lịch sự)Would you mind closing the door?
(Bạn có phiền đóng cửa giúp tôi không?)
12couldcó thể (diễn đạt sự lịch sự)Could you pass me the salt?
(Bạn có thể đưa muối cho tôi được không?)
13had bettertốt hơn hết là, nênYou had better hurry up or you’ll miss the bus.
(Tốt hơn hết là bạn nên nhanh lên, nếu không bạn sẽ lỡ xe buýt.)
14shallsẽ (dùng trong câu hỏi để hỏi ý kiến)Shall we go to the movies?
(Chúng ta sẽ đi xem phim nhé?)
15would ratherthích hơnI would rather stay at home than go out.
(Tôi thích ở nhà hơn là đi ra ngoài.)

2. Công thức Modal Verb

2.1. Công thức của động từ khuyết thiếu

ThểCông thứcVí dụ
Câu khẳng địnhS + Modal Verbs + V-inf + (O)I can swim.
(Tôi có thể bơi.)
Câu phủ địnhS + Modal Verbs + not + V-inf + (O)I can’t swim.
(Tôi không thể bơi.)
Câu nghi vấnModal Verbs + S + V-inf + (O)?Can you help me?
(Bạn có thể giúp tôi không?)

Một số lưu ý:

  • Modal verb không thay đổi theo ngôi (I, you, he, she, it, we, they).
  • Modal verb không có dạng -ing, -ed, -s.
  • Modal verb không bao giờ đứng một mình trong câu, chúng luôn đi kèm với động từ chính.

2.2. Bị động của Modal Verb

Trong trường hợp chủ ngữ ở dạng bị động, các động từ khuyết thiếu trong câu vẫn giữ nguyên tắc như cũ. Nghĩa là bạn chỉ cần thêm động từ “be” và quá khứ phân từ vào sau các động từ khiếm khuyết này. Điều này tạo thành cấu trúc bị động của modal verb, giúp bạn diễn đạt ý nghĩa bị động một cách chính xác.

Sau đây là cấu trúc bị động của Modal Verb:

S + Modal Verbs + Be + V-ed/V3 (+ by + O)

Ví dụ:

  • The project should be finished by tomorrow.
    (Dự án nên được hoàn thành vào ngày mai.)
  • The rules must be followed by everyone.
    (Luật lệ phải được tuân theo bởi mọi người.)
  • The food might be served later than usual.
    (Thức ăn có thể được phục vụ muộn hơn bình thường.)

Tham khảo: Câu bị động (Passive Voice)

3. Phân loại và cách dùng của từng Modal Verb

Các loại động từ khuyết thiếu
Các loại động từ khuyết thiếu

3.1. Modal Verb “can”

Động từ khiếm khuyết “can” là một trong những động từ khiếm khuyết phổ biến nhất trong tiếng Anh. Sau ‘can’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + can/ can’t + V (nguyên mẫu) + O

Cách dùng của động từ can:

1. Dùng để nói về một tài năng, khả năng, kỹ năng,… của con người mà ở hiện tại vẫn còn.

  • Ví dụ: I can’t become a singer.
    (Tôi không thể trở thành một ca sĩ.)

2. Dùng để nói về việc có thể hoặc không thể làm việc gì trong hiện tại, do yếu tố bên ngoài quyết định.

  • Ví dụ: It’s raining hard outside. We can’t go to the zoo now.
    (Bên ngoài trời đang mưa to. Bây giờ chúng ta không thể đi sở thú.)

3. Dùng để đề xuất làm việc gì hay khuyên ai đó làm gì.

  • Ví dụ: If you want to lose weight, you can go to the gym.
    (Nếu bạn muốn giảm cân, bạn có thể đi tập gym.)

4. Dùng trong câu hỏi Yes- No để nhờ giúp đỡ hoặc xin phép một cách thân thiện, gần gũi, không trang trọng.

  • Ví dụ: Lily, can you pass me the salt?
    (Lily, bạn có thể chuyển hũ muối cho tôi không?)

3.2. Modal Verb “could”

Động từ khiếm khuyết “could” là dạng quá khứ của “can”, nhưng nó cũng có nhiều chức năng khác ngoài việc diễn đạt khả năng trong quá khứ. Sau ‘could’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + could/ couldn’t + V (nguyên mẫu) + O

Cách dùng của động từ could:

1. Dùng để nói về một tài năng, khả năng, kỹ năng… của con người trong quá khứ nhưng bây giờ không còn. Hoặc ngược lại, bây giờ có nhưng quá khứ không có. 

  • Ví dụ:  When I was young, I could calculate very fast.
    (Khi tôi còn trẻ, tôi đã có thể tính toán rất nhanh.)

2. Dùng để nói về việc có thể hoặc không thể làm việc gì trong quá khứ, do yếu tố bên ngoài quyết định. Nhưng hiện tại đã khác.

  • Ví dụ: When we first moved here, we could use the washing machine for free, but now, the landlord doesn’t let us do that.
    (Khi chúng tôi mới chuyển tới đây, chúng tôi đã có thể dùng máy giặt miễn phí, nhưng bây giờ, chủ nhà không cho chúng tôi làm thế.)

3. Dùng trong câu hỏi yes-no để xin phép làm một việc (thường là việc mà ta cho là lớn hoặc hệ trọng) một cách trang trọng và lịch sự. 

  • Ví dụ: Could we borrow your laptop?
    (Chúng tôi có thể mượn laptop của bạn không?)

4. Dùng trong câu hỏi Yes- No để nhờ ai giúp đỡ một cách trang trọng, thường đi kèm với please để nhấn mạnh sự khẩn thiết. 

  • Ví dụ: Could you please send me that client’s contact information?
    (Bạn có thể gửi tôi thông tin liên lạc của khách hàng đó không?)

Tham khảo: Phân tích chi tiết sự khác biệt giữa Can và Could

Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng

★ Ưu đãi lên đến 25%
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst

Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng

★ Ưu đãi lên đến 35%
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst

3.3. Modal Verb “must”

Động từ khiếm khuyết “must” là một động từ mạnh mẽ thể hiện sự bắt buộc, cần thiết hoặc chắc chắn. Sau ‘must’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + must/ mustn’t + V (nguyên mẫu) + O

Cách dùng của động từ must:

1. Dùng must để diễn tả một hành động mà ở hiện tại, bản thân chủ ngữ cho là rất cần thiết, cần phải làm.

  • Ví dụ: Oh, it’s almost 5pm. I must go now.
    (Ô, gần 5 giờ chiều rồi. Tôi phải đi ngay thôi.)

2. Dùng để đưa ra một nhận định mà người nói cho là có khả năng chính xác cao ở hiện tại. Tương đương với cụm “ắt hẳn là” hay “chắc chắn là”.

  • Ví dụ: She worked very hard this afternoon. Now, she must be tired.
    (Cô ấy đã làm việc rất chăm chỉ chiều nay. Bây giờ, cô ấy chắc chắn là mệt.)

3. Dùng để diễn tả việc ai đó buộc phải làm gì do đó là một quy định trong pháp luật hoặc trong nội quy của một tổ chức nào.

  • Ví dụ: Everyone must wear a seatbelt while they are driving.
    (Mỗi người phải thắt dây an toàn khi họ đang lái xe.)

4. Dùng để diễn tả việc ai đó bị cấm làm gì do đó là một quy định trong pháp luật hoặc trong nội quy của một tổ chức nào. (dùng mustn’t)

  • Ví dụ: Everyone mustn’t drive after drinking alcohol.
    (Mọi người không được phép lái xe sau khi uống đồ có cồn.)

Tham khảo: Phân biệt giữa “must” và “have to” trong tiếng Anh

3.4. Modal Verb “may”

Động từ khiếm khuyết “may” có nhiều chức năng khác nhau, từ thể hiện khả năng đến sự cho phép và thậm chí là lời đề nghị. Sau ‘may’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + may (not) + Verb (nguyên mẫu) + O

Cách dùng động từ may:

1. Dùng để diễn tả một điều gì đó có thể hoặc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai với độ chắc chắn tương đối thấp (khoảng 50%).

  • She doesn’t look very happy. She may not like the present.
    (Cô ấy trông không quá vui. Có thể là cô ấy không thích món quà.)

2. Dùng trong câu hỏi Yes- No để xin phép làm gì hay đề nghị giúp đỡ ai một cách rất trang trọng và lịch sự (hơn cả ‘could’).

  • Ví dụ: May I help you carry your luggage, madam?
    (Tôi có thể giúp bà khuân hành lý không, thưa bà?)

3.5. Modal Verb “might”

Động từ khiếm khuyết “might” có vai trò tương tự như “may” nhưng thường thể hiện khả năng thấp hơn, ít chắc chắn hơn. Sau ‘might’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + might (not) + Verb (nguyên mẫu) + O 

Động từ “might” dùng để diễn tả một điều gì đó có thể hoặc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai với độ chắc chắn tương thấp hơn ‘may’ (khoảng 30%).

Ví dụ:

  • He might like this present. To be honest, I’m not sure because I don’t know him well.
    (Anh ấy có thể sẽ thích món quà này. Thành thật mà nói thì, tôi cũng không chắc nữa tại tôi không biết rõ về anh ấy.)

Tham khảo: Cách sử dụng May và Might trong tiếng Anh

3.6. Modal Verb “will”

Động từ khiếm khuyết “will” có nhiều chức năng đa dạng, từ thể hiện ý chí, dự đoán đến lời hứa và yêu cầu. Sau ‘will’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + will/ won’t + Verb (nguyên mẫu) + O

Cách dùng động từ will:

1. Dùng để diễn đạt hành động, sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai (thì tương lai đơn).

  • Ví dụ: I will go to the park tomorrow.
    (Tôi sẽ đi công viên ngày mai.)

2. Dùng để diễn đạt lời hứa, lời cam kết.

  • Ví dụ: I will help you with your homework.
    (Tôi sẽ giúp bạn làm bài tập về nhà.)

3. Dùng để diễn đạt dự đoán, suy luận.

  • Ví dụ: It will probably rain tomorrow.
    (Có thể ngày mai sẽ mưa.)

4. Dùng để diễn đạt nguyện vọng, mong muốn

  • Ví dụ: I will do my best.
    (Tôi sẽ cố hết sức.)

5. Dùng với câu điều kiện loại 1: diễn đạt điều kiện có khả năng xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai, kết quả là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

  • Ví dụ: If you study hard, you will pass the exam.
    (Nếu bạn học hành chăm chỉ, bạn sẽ đậu kỳ thi.)

3.7. Modal Verb “would”

Sau ‘would’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + would/ wouldn’t + Verb (nguyên mẫu) + O

Cách dùng động từ would:

1. Diễn đạt hành động, sự kiện sẽ xảy ra trong quá khứ.

  • I would go to the park every day when I was a child.
    (Tôi thường đi công viên mỗi ngày khi tôi còn nhỏ.)

2. Diễn đạt thói quen trong quá khứ.

  • She would always smile at me.
    (Cô ấy luôn cười với tôi.)

3. Diễn đạt lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

  • Would you like a cup of tea?
    (Bạn muốn uống một tách trà không?)

4. Diễn đạt lời hứa, lời cam kết trong quá khứ:

  • I would always help my mom with housework.
    (Tôi luôn giúp mẹ làm việc nhà.)

5. Diễn đạt sự mong muốn, giả định.

  • I would love to go to Paris someday.
    (Tôi rất muốn đến Paris một ngày nào đó.)

6. Dùng trong câu điều kiện loại 2.

  • If I had time, I would visit you.
    (Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ đến thăm bạn.)

Ngoài ra, “would” còn kết hợp với một số động từ khác để dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau như: would rather, would you mind, would be able to….

  • Would rather: Diễn đạt sự lựa chọn.
    • Cấu trúc: S + would rather + Verb (infinitive) + than + Verb (infinitive)
    • Ví dụ: I would rather stay home than go out.
      (Tôi muốn ở nhà hơn là ra ngoài.)
  • Would you mind: Diễn đạt yêu cầu lịch sự.
    • Would you mind + verb (ing) + O ?
    • Ví dụ: Would you mind closing the door?
      (Bạn có phiền đóng cửa không?)
  • Would be able to: Diễn đạt khả năng trong quá khứ hoặc tương lai.
    • S + would be able to + Verb (infinitive) + O.
    • Ví dụ: I would be able to help you if I had more time.
      (Tôi có thể giúp bạn nếu tôi có thêm thời gian.)

Tham khảo: Phân biệt giữa Will và Would trong tiếng Anh

3.8. Modal Verb “shall”

Sau ‘shall’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + shall/ shan’t + Verb (nguyên mẫu) + O

Cách dùng động từ shall:

1. Diễn đạt lời hứa, lời cam kết.

  • Shall I help you with that?
    (Tôi có thể giúp bạn việc đó không?)

2. Diễn đạt quyết định chung, ý chí tập thể.

  • We shall overcome.
    Chúng ta sẽ chiến thắng.)

3. Diễn đạt đề nghị, yêu cầu lịch sự (thường được dùng trong câu nghi vấn).

  • Shall I open the window?
    (Tôi có thể mở cửa sổ không?)

4. Dùng trong câu điều kiện loại 1 (ít phổ biến):

  • If you study hard, you shall pass the exam.
    (Nếu bạn học hành chăm chỉ, bạn sẽ đậu kỳ thi.)

3.9. Modal Verb “should”

Động từ khiếm khuyết “Should” được sử dụng để diễn đạt lời khuyên, sự cần thiết, nghĩa vụ hoặc khả năng xảy ra. Sau ‘should’ thường là động từ nối (Linking Verb) hoặc động từ thường (Action Verb) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc: S + should/ shouldn’t + Verb (nguyên mẫu) + O

Cách dùng động từ should:

1. Dùng để khuyên một người nên/ không nên làm gì.

  • If you want to earn lots of money, you should work hard.
    (Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền, bạn nên làm việc chăm chỉ.)

2. Dùng sau ‘I think’ hoặc ‘I don’t think’ để nhấn mạnh việc thể hiện quan điểm bản thân.

  • We don’t think they should use that old car.
    (Tôi không nghĩ họ nên dùng cái xe hơi cũ đó.)

3.10. Modal Verb “ought to”

Động từ khiếm khuyết “ought to” được sử dụng để diễn đạt lời khuyên, nghĩa vụ, hoặc khả năng xảy ra. Nó tương tự như “should” nhưng thường mang ý nghĩa mạnh mẽ hơn và trang trọng hơn.

Cấu trúc: S + ought (not) to + Verb (nguyên mẫu) + O

Cách dùng ought to:

1. Dùng để đưa ra lời khuyên, nghĩa vụ (giống như “should”, tuy nhiên “ought to” mang sắc thái trang trọng hơn).

  • You ought to eat more vegetables. (Bạn nên ăn nhiều rau xanh.)

2. Dùng để diễn tả sự việc có khả năng xảy ra.

  • It ought to be a sunny day tomorrow. (Ngày mai trời có thể nắng.)

3. Dùng để diễn tả sự tiếc nuối.

  • I ought to have studied harder.
    (Tôi đáng lẽ nên học hành chăm chỉ hơn.)

Tham khảo: Phân biệt Should, Ought to và Had better trong tiếng Anh

4. Các động từ bán khuyết thiếu

Động từ bán khuyết thiếu (semi-auxiliary verbs) là một loại động từ đặc biệt trong tiếng Anh, chúng không phải là động từ khiếm khuyết (auxiliary verbs) nhưng lại có chức năng tương tự, hỗ trợ cho động từ chính để tạo thành một cụm động từ.

Các động từ bán khuyết thiếu phổ biến:

  • be going to: diễn tả ý định, dự định trong tương lai
    • Ví dụ: I am going to visit my parents next week.
      (Tôi sẽ đến thăm bố mẹ tôi vào tuần tới.)
  • have to: diễn tả sự cần thiết, bắt buộc
    • Ví dụ: I have to finish this project by Friday.
      (Tôi phải hoàn thành dự án này trước thứ Sáu.)
  • had to: diễn tả sự cần thiết, bắt buộc trong quá khứ
    • Ví dụ: I had to work late last night.
      (Tôi phải làm việc muộn tối qua.)
  • be able to: diễn tả khả năng
    • Ví dụ: I am able to speak English fluently.
      (Tôi có thể nói tiếng Anh lưu loát.)
  • be supposed to: diễn tả sự mong đợi, quy định, kế hoạch
    • Ví dụ: We are supposed to meet at 8:00 AM.
      (Chúng ta được cho là phải gặp nhau lúc 8:00 sáng.)
  • be allowed to: diễn tả sự cho phép
    • Ví dụ: I am allowed to use my phone during break time.
      (Tôi được phép sử dụng điện thoại của mình trong giờ nghỉ.)

Một số lưu ý khi sử dụng động từ bán khuyết thiếu:

  • Một số động từ bán khuyết thiếu có thể được sử dụng với các động từ khác, tạo thành các cụm động từ phức tạp. Ví dụ: “be able to” có thể kết hợp với “be going to”, tạo thành “be going to be able to”.
  • Dù không phải là động từ khiếm khuyết, động từ bán khuyết thiếu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành cụm động từ và diễn đạt các ý nghĩa khác nhau trong tiếng Anh.

Trang tự học tiếng Anh – Chia sẻ các bài học tiếng Anh Giao tiếp & tiếng Anh chuyên ngành miễn phí.

5. Bài tập về Modal Verb (động từ khuyết thiếu)

Bài tập 1: Bài tập với các động từ khuyết thiếu (Modal Verb).

Điền động từ Modal Verb thích hợp vào các chỗ trống bên dưới:

  1. He ……… or ………like sports. I don’t know much about him. (possibility 30%)
  2. Oh no! I may be late for work. I ……… go now.
  3. ……… we go to a coffee shop after work?
  4. He ……… win that competition. (Honestly, I don’t know much about his ability.)
  5. We ……… like a table for two.
  6. You ……… ride your motorbike without wearing a helmet.
  7. ……… you please help me check this contract?

Đáp án:

1. might – might not

2. must

3. Shall

4. will/ won’t

5. Could

6. will

7. can’t

Bài tập 2: Bài tập với các động từ bán khuyết thiếu (Semi- modal Verb).

Sắp xếp các từ bên dưới để tạo thành câu đúng.

  1. those/ me/ touch/ to/ that/ kids/ dog/ dared.
  2. at/ daren’t/ our/ go/ alone/ night/ son/ out.
  3. rivers/?/ your/ sister/ younger/ to/ dare/ does/ in/ swim.
  4. needn’t/ food/ party/ buy/ you/ more/ the/ for.
  5. night/ , / we/ dare/ get/ room/ into/ that/ scary/ didn’t/ last.
  6. co-worker/ always/ help / my/ that/ needs.
  7. live/ my/ I/ need/ early/ to/ because/ near/ I/ company/ get up/ don’t.

Đáp án:

  1. Those kids dared me to touch that dog.
  2. Our son doesn’t dare to go out alone at night.
  3. Does your younger sister dare to swim in rivers?
  4. You needn’t buy more food for the party.
  5. Last night, we didn’t dare get into that scary room.
  6. That coworker always needs my help.
  7. I don’t need to get up early because I live near my company.

Xem thêm:

Bài viết đã giới thiệu khái niệm, công thức và cách sử dụng của modal verbs trong tiếng Anh, đồng thời cung cấp các bài tập thực hành có đáp án. Hiểu rõ modal verbs giúp bạn diễn đạt chính xác hơn trong giao tiếp và học tập. Hãy tiếp tục luyện tập để nâng cao kỹ năng sử dụng modal verbs một cách tự tin và hiệu quả.

Khóa học

Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng

Nói tiếng Anh tự nhiên như tiếng Việt

Tiếng Anh cho người mất gốc

Giải pháp học tiếng Anh cho người mất gốc

Khóa tiếng Anh cho dân IT

Tiếng Anh chuyên biệt cho dân CNTT

Khóa Thuyết trình tiếng Anh

Thuyết trình tiếng Anh như tiếng Việt

Khóa luyện thi IELTS

Cam kết tăng 1 band điểm sau 1 khóa học

Khóa luyện thi IELTS Online

Học IELTS trực tuyến = Cam kết đầu ra

Khóa IELTS Writing Online

Học Writing cùng chuyên gia hàng đầu

Bài viết liên quan
Lớp học sáng tạo, giúp học viên ứng dụng tiếng Anh vào các tình huống thực tế

Đăng ký kiểm tra trình độ Miễn Phí
cùng chuyên gia Anh ngữ tại TalkFirst

100+ doanh nghiệp đồng hành
gameloft Hella
Coca-Cola Pepsi DHL Fedex
100+ doanh nghiệp đồng hành
gameloft Hella
Coca-Cola Pepsi DHL Fedex

ĐĂNG KÝ NGAY

Quý Anh/Chị để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
Liên hệ Hotline: 028 22 644 666 để được hỗ trợ ngay.

[Merry Christmas & Happy New Year] Ưu đãi lên đến 35% học phí, cơ hội nhận học bổng tiếng Anh trị giá 4.000.000VNĐ và 2 tháng học tiếng Anh kỹ năng MIỄN PHÍ