Trong tiếng Anh, mỗi khi muốn đưa ra một lời khuyên, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến bộ ba ‘should’, ‘ought to’ và ‘had better’. nhưng liệu bạn đã có thể phân biệt và sử dụng chúng?
Bài viết sau đây, TalkFirst sẽ chia sẻ tới các bạn cách phân biệt Should – Ought to – Had better trong tiếng Anh một cách cụ thể và chính xác!
Nội dung chính
Toggle1. Điểm chung của Should – Ought to – Had better
Về mặt cấu trúc, ‘should’, ‘had better’ và ‘ought to’ đều là động từ Khiếm khuyết (Modal Verb), vì thế, theo quy tắc ngữ pháp, phía sau chúng sẽ là động từ nguyên mẫu (infinitive).
Cấu trúc chi tiết như sau:
Subject + should + (not) + infinitive + (object) + … |
Subject + ought (not) to + infinitive + … |
Subject + had better + (not) + infinitive + (object) + … *Viết tắt: Subject‘d better + … |
2. Phân tích chi tiết sự khác nhau của Should – Ought to – Had better
Về mặt ý nghĩa ‘should’, ‘had better’ và ‘ought to’ đều được dùng để trình bày nhận định ai đó nên hoặc không nên làm gì. Tuy nhiên, sắc thái mà chúng đem lại sẽ có sự khác nhau.
2.1. Should
- ‘should (not)’ có sắc thái nhẹ nhàng, vừa phải, không mang tính bắt buộc hay giục giã, gấp gáp, thường không nhắm đến những việc nên hay không nên làm ngay tại thời điểm nói.
Lưu ý:
– Các câu hoặc mệnh đề chứa ‘should’ có thể được bắt đầu bằng ‘I think that…’.
– Khi người bản ngữ muốn thể hiện rằng họ nghĩ ai đó không nên làm gì, họ sẽ không nói: ‘I think you shouldn’t…’ mà sẽ nói: ‘I don’t think you should…
Ví dụ 1:
A co-worker: ‘I think you should check the document at least twice’.
⟶ Một đồng nghiệp: ‘Tôi nghĩ bạn nên kiểm tra hồ sơ đó ít nhất hai lần.’
Ví dụ 2:
Your friend: ‘I don’t think you should quit your job at this critical time.’
⟶ Tôi không nghĩ bạn nên nghỉ việc trong thời gian khó khăn này.
2.2. Ought to
- ‘ought (not) to’ có sắc thái mạnh mẽ và bắt buộc hơn ‘should’.
- ‘ought to’ thể hiện rằng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc làm hoặc không làm gì đó.
Ví dụ:
Your parents: ‘When you move to Ho Chi Minh City to study, you will be all alone. You ought to take care of yourself.’
⟶ Phụ huynh của bạn: ‘Khi con chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh, con chỉ có một mình. Con phải tự chăm sóc bản thân.’ (không có ai khác chăm sóc cho con ⟶ con không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự chăm sóc mình) - ‘ought to’ còn có thể được dùng để diễn tả việc ta nên/không nên (hoặc phải/không được phép) làm một điều gì do quy tắc hay luật lệ.
Ví dụ:
You ought not to use the company’s telephones for personal calls.
⟶ Bạn không được dùng điện thoại của công ty cho những cuộc gọi cá nhân.
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
2.3. Had better
- ‘had better (not)’ diễn tả một việc nên hoặc không nên làm ngay trong hoàn cảnh đang diễn ra tại thời điểm nói.
Ví dụ:
Now, we had better hurry or we’ll miss the deadline.
⟶ Bây giờ, chúng ta nên nhanh lên không chúng ta sẽ trễ deadline.
Phân tích: Ở đây, người nói muốn nói về một điều nên làm ngay, làm gấp vào thời điểm họ nói ra câu trên. Vì vậy, họ đã dùng ‘had better’.
Tổng kết: Cách dùng ‘should’ có thể thay thế cho ‘ought to’ ở hầu hết mọi trường hợp. Đối với cấu trúc ‘had better’, cụm này sử dụng với lời khuyên về sự việc và sự vật cụ thể, khi người nói muốn thể hiện điều đó là tốt nhất tại tình huống đó. Từ ‘should’ hoặc ‘ought to’ được sử dụng khi muốn đưa ra lời khuyên chung. Trong khi đó, ‘had better’ lại chỉ ý nghĩa nhấn mạnh nhất khi hành động đó được coi là cần thiết và chắc chắn xảy ra.
Trên đây là những phân tích về sự khác nhau giữa cách dùng ‘ought to’, cách dùng ‘should’, cách dùng ‘had better’ mà TalkFirst muốn gửi tới bạn. Hãy note ngay lại những chú ý trên để không nhầm lẫn giữ ba từ này khi học tiếng Anh bạn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tổng hợp các loại câu điều kiện 3, 2, 1, 0 và hỗn hợp đầy đủ nhất
- Cách học tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mới bắt đầu
Thường xuyên ghé thăm website Talkfirst.vn để có thêm những kiến thức về tự học tiếng Anh giao tiếp dành cho người đi làm & đi học bận rộn nhé!