Tân ngữ là gì? Hình thức tân ngữ trong tiếng Anh cần biết

Tân ngữ là gì? Các hình thức tân ngữ trong tiếng Anh cần biết là gì? Đối với người học tiếng Anh, đặc biệt là người mới bắt đầu, việc nắm vững các thành phần ngữ pháp là rất quan trọng. Hiểu được điều này, TalkFirst đã và đang gửi đến bạn đọc những bài viết xoay quanh chủ đề nay.

Bài viết hôm nay, TalkFirst sẽ chia sẻ với bạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất về định nghĩa, chức năng và phân loại của Tân ngữ – còn gọi là Object trong tiếng Anh!

tan-ngu-la-gi-hinh-thuc-tan-ngu-trong-tieng-anh-can-biet
Tân ngữ là gì? Hình thức tân ngữ trong tiếng Anh cần biết

1. Tân ngữ là gì?

Tân ngữ (Object) từ hoặc cụm từ để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ, tân ngữ thuộc thành phần vị ngữ của câu và thường đứng sau 1 động từ chỉ hành động.

Tên gọi:

  • Tiếng Anh: Object
  • Tiếng Việt: Tân ngữ hay Túc từ

Vị trí tân ngữ trong tiếng Anh:
Tân ngữ thường là một từ/cụm từ đứng sau một ngoại động từ (*) để diễn tả hành động (Transitive – Action Verb).
(*) Ngoại động từ (Transitive Verb) là động từ tác động lên một đối tượng khác không phải chủ ngữ và luôn cần có túc từ (object).

Vị trí của tân ngữ trong câu
Vị trí của tân ngữ trong câu

Phân loại:
Có 2 loại và nhiều dạng tân ngữ trong tiếng Anh. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm ở mục 2 và 3.

Ví dụ 1:
He always types reports carefully.
⟶ Anh ấy luôn đánh máy các bản báo cáo một cách cẩn thận.
Phân tích:

  • Tân ngữ ở đây là ‘reports’ – “các bản báo cáo”.
  • Tân ngữ này chịu tác động từ động từ ‘types’ – “đánh máy” của chủ ngữ ‘he’.

Ví dụ 2:
My elder sister likes playing soccer.
⟶ Chị gái tôi thích chơi đá bóng.

Phân tích:

  • Tân ngữ ở đây là một dạng danh từ đặc biệt – Gerund (Danh Động từ), khác với tân ngữ trong ví dụ 1.
  • Tân ngữ đó là ‘playing soccer’ – “(việc/sự) chơi bóng đá” với động từ ‘play’ có thêm đuôi -ing để biến thành một Gerund – Danh Động từ.
  • Tân ngữ này nhận tác động của hành động ‘like’ – “thích” của chủ ngữ ‘my elder sister’.
  • Tóm lại, qua hai ví dụ trên ta đã phần nào thấy Tân ngữ sẽ không tồn tại chỉ dưới một dạng.

2. Các loại Tân ngữ trong tiếng Anh

2.1. Tân ngữ trực tiếp

Tân ngữ Trực tiếptân ngữ đầu tiên chịu tác động bởi hành động của chủ ngữ. Nếu trong câu chỉ có một tân ngữ thì đó chắc chắn là Tân ngữ Trực tiếp.

Ví dụ 1:
Yesterday, I bought a laptop.
⟶ Hôm qua tôi đã mua một cái máy tính xách tay.
Phân tích:
Tân ngữ ‘a laptop’ – “một cái máy tính xách tay” là tân ngữ trực tiếp của động từ ‘bought’ – “ đã mua” vì nó là tân ngữ đầu tiên, nói đúng hơn là tân ngữ duy nhất chịu tác động của hành động ‘bought’.

2.2. Tân ngữ Gián tiếp

Tân ngữ Gián tiếp tân ngữ không chịu tác động đầu tiên bởi hành động của chủ ngữ. Tân ngữ Gián tiếp xuất hiện trong câu có nhiều hơn một tân ngữ.

Ví dụ 2:
Yesterday, I bought a laptop for my younger brother.
⟶ Hôm qua tôi đã mua một cái máy tính xách tay cho em trai tôi.
Phân tích:

Ở đây, chúng ta có 2 tân ngữ là ‘a laptop’ – “một cái máy tính xách tay” và ‘my younger brother’ – “em trai tôi”.
Trong hai tân ngữ này, ‘a laptop’ là tân ngữ chịu tác dụng đầu tiên của hành động ‘bought’ – “đã mua” nên nó sẽ là tân ngữ trực tiếp.
Còn lại ‘my younger brother chịu tác động sau nên sẽ là tân ngữ gián tiếp.
Lưu ý:
Việc xác định xem tân ngữ nào chịu tác động trước không dựa vào vị trí của tân ngữ trong câu, mà phải dựa vào suy luận logic.
Trong ví dụ 2 ở trên, hành động ‘bought’ – “đã mua” tác động trực tiếp lên cái ‘laptop’ còn “em trai tôi” – người được mua laptop cho chỉ chịu tác động gián tiếp.
Nếu ta sử dụng một cấu trúc khác cho câu trên:
Yesterday, I bought my younger brother a laptop. (cấu trúc: buy + somebody + something) thì dù tân ngữ “my younger brother” có lên trước tân ngữ “laptop” ý nghĩa câu vẫn không đổi Tân ngữ ‘laptop’vẫn là tân ngữ trực tiếp và ‘my younger brother’ vẫn là tân ngữ gián tiếp.

2.3. Tân ngữ của giới từ

Tân ngữ của giới từ là những ̣(cụm) từ theo sau giới từ trong câu.

Ví dụ:

The documents you need are on the table.

→ Những tài liệu bạn cần ở trên bàn.

She doesn’t believe in bad luck.

→ Cô ấy không tin vào vận xui.

Rất nhiều bạn hay nhầm lẫn trong việc phân biệt tân ngữ gián tiếptân ngữ trực tiếp. Vì thế, cùng xem ngay video hướng dẫn cụ thể dưới đây để nắm chắc kiến thức ngay nha:

3. Các dạng của Tân ngữ

Tân ngữ có thể tồn tại dưới nhiều dạng. Có 4 dạng tân ngữ chính:

  • Danh từ và cụm danh từ thường
  • Đại từ Tân ngữ và Đại từ Phản thân
  • to-infinitives và Gerunds
  • Mệnh đề danh từ

3.1. Danh từ và cụm danh từ thường

  • “Danh từ và cụm danh từ thường” là cái tên mà TalkFirst tạm đặt cho những danh từ và cụm danh từ không thuộc nhóm danh từ có dạng đặc biệt như to-infinitves, V-ing, v.v.
  • Đó là những danh từ và cụm danh từ có dạng riêng của mình, không phải được tạo bởi những nhân tố khác như to-infinitives ( ‘to’ kết hợp với độn từ nguyên mẫu), V-ing (động từ thêm -ing), v.v.
  • Nghe có vẻ hơi “cao siêu” nhưng thực chất chúng là các (cụm) danh từ chúng ta thường gặp.
    Ví dụ:
    – employee: nhân viên (danh từ)
    – an employee: một nhân viên (cụm danh từ: danh từ ‘employee’ kết hợp với mạo từ ‘an’)
    – a hard-working employee: một nhân viên chăm chỉ: (cụm danh từ: danh từ ‘employee’ kết hợp với mạo từ ‘a’ và tính từ ‘hard-working’.
  • Cùng xem qua một số câu có tân ngữ là (cụm) danh từ thường nhé.
    – We admired our leader a lot.
    ⟶ Chúng tôi ngưỡng mộ nhóm trưởng của chúng tôi thật nhiều.
    – He doesn’t like meetings.
    ⟶ Anh ấy không thích những cuộc họp.

3.2. Đại từ Tân ngữ và Đại từ Phản thân

3.2.1. Đại từ Tân ngữ

  • Chắc hẳn phần lớn người học tiếng Anh đều đã quen thuộc với các đại từ I, we, you, he, she, it, they. Nhưng không ít người chưa ý thức được rằng đây là các Đại từ Chủ ngữ và đúng như tên gọi, chúng chỉ có thể làm chủ ngữ. Nếu ta muốn dùng chúng làm tân ngữ, ta cần dùng dạng Đại từ Tân ngữ của chúng.
    Ví dụ:
    Trong 2 câu bên dưới, ta sẽ đều thấy nhân vật “anh ấy” xuất hiện. Tuy nhiên, đại từ tiếng Anh chỉ nhân vật “anh ấy” này ở hai câu lại khác nhau tùy vào việc “anh ấy” trong câu là chủ ngữ hay tân ngữ.
    He likes that presentation. (1)
    ⟶ Anh ấy thích bài thuyết trình đó.
    – We really like him. (2)
    ⟶ Chúng tôi thật sự thích anh ấy.
    Phân tích:
    – “anh ấy” ở câu (1) là chủ ngữ, thực hiện hành động ‘like’ – “thích”. Do đó, ta dùng đại từ chủ ngữ ‘he’.
    – “anh ấy” ở câu (2) là tân ngữ, chịu tác động của hành động ‘like’. Do đó, ta dùng đại từ tân ngữ ‘him’.
  • Đại từ Tân ngữ tương ứng với từng Đại từ Chủ ngữ:
Đại từ Chủ ngữĐại từ Tân ngữ
Ime
weus
youyou
hehim
sheher
itit
theythem
Bảng Đại từ Tân ngữ tương ứng với từng Đại từ Chủ ngữ

3.2.2. Đại từ phản thân

Trong trường hợp, chủ ngữ tác động hành động lên chính bản thân mình, tức nghĩa là chủ ngữ và tân ngữ cùng chỉ một người, ta sẽ dùng Đại từ Phản thân để làm tân ngữ.

  • Ví dụ:
    I hurt myself when I was playing basketball.
    ⟶ Tôi đã làm đau chính mình khi đang chơi bóng rổ.
    Phân tích:
    Ở đây, chủ ngữ đã tự ‘hurt’ – “làm đau” chính mình nên tân ngữ ở đây sẽ là đại từ phản thân ‘myself’ – “chính bản thân tôi”. Đây là đại từ phản thân tương ứng của đại từ chủ ngữ ‘I’.
  • Đại từ Phản thân tương ứng với từng Đại từ Chủ ngữ:
Đại từ Chủ ngữĐại từ Phản thân
Imyself
weourselves
youyourself
hehimself
sheherself
ititself
theythemselves
Bảng Đại từ Phản thân tương ứng với từng Đại từ Chủ ngữ

3.3. To-infinitives (to-V) và Gerunds (V-ing)

Chính vì cũng là danh từ, to-infinitives và Gerunds hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò tân ngữ. Dưới đây là danh sách những động từ đi với to-infinitives hoặc V-ing.

3.3.1. Danh sách một số động từ có tân ngữ là to-infinitives (phổ biến nhất)

  1. hope to-infinitive: hy vọng sẽ có thể làm gì
    Ví dụ:
    He hopes to get a job by the end of this year.
    ⟶ Cậu ấy hy vọng sẽ kiếm được một công việc trước cuối năm nay.
  2. offer to-infinitive: đề xuất/đề nghị là bản thân sẽ làm gì
    Ví dụ:
    She offered to help me with the project, but I refused.
    ⟶ Cô ấy đề nghị giúp đỡ tôi với dự án đó nhưng tôi đã từ chối.
  3. expect to-infinitive: mong đợi sẽ được làm gì
    Ví dụ:
    He expected to see her at the event, but she didn’t come.
    ⟶ Anh ấy mong đợi là sẽ gặp cô ấy tại sự kiện nhưng cô ấy không tới.
  4. plan to-infinitive: lên kế hoạch làm gì
    Ví dụ:
    We have just planned to move to another city.
    ⟶ Chúng tôi vừa lên kế hoạch chuyển tới một thành phố khác.
  5. refuse to-infinitive: từ chối làm gì
    Ví dụ:
    Yesterday, that customer refused to sign the contract with us.
    ⟶ Hôm qua, khách hàng đó đã từ chối kí hợp đồng với chúng ta/tôi.
  6. want to-infinitive: muốn làm gì
    Ví dụ:
    I have always wanted to study abroad.
    ⟶ Tôi luôn muốn đi du học nước ngoài.
  7. promise to-infinitive: hứa sẽ làm gì
    Ví dụ:
    Last week, he promised not to go to work late again.
    ⟶ Tuần trước, anh ta đã hứa sẽ không đi làm trễ nữa.
  8. pretend to-infinitive: giả vờ làm gì
    Ví dụ:
    Children sometimes pretend to be sick, so they don’t have to go to school.
    ⟶ Trẻ con đôi khi giả vờ bị ốm để không phải đến trường.
  9. fail to-infinitive: thất bại khi làm việc gì
    Ví dụ:
    He looks sad because he has failed to make his parents proud.
    ⟶ Anh ấy trông buồn vì anh ấy đã thất bại trong việc làm cha mẹ tự hào.
  10. agree to-infinitive: đồng ý làm gì
    Ví dụ:
    After 30 minutes of negotiation, they finally agreed to lower the price.
    ⟶ Sau 30 phút đàm phán, họ cuối cùng cũng đồng ý hạ giá.
  11. decide to-infinitive: quyết định làm gì
    Ví dụ:
    She didn’t decide to buy that computer. I did.
    ⟶ Cô ấy không quyết định mua cái máy tính đó. Tôi quyết định nè.
  12. threaten to-infinitive: đe dọa làm gì
    Ví dụ:
    The kidnappers threatened to kill the child if they didn’t get the money that night.
    ⟶ Kẻ bắt cóc đe dọa sẽ giết đứa bé nếu chúng không nhận được tiền vào tối đó.
  13. start to-infinitive: bắt đầu làm gì
    Ví dụ:
    My elder sister started to learn Spanish 7 years ago.
    ⟶ Chị gái tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha 7 năm trước.
    *Lưu ý, động từ ‘start’ đi với Gerunds cũng mang ý nghĩa tương tự.
  14. stop to-infinitive: dừng để làm gì
    Ví dụ:
    She usually stops to buy breakfast on her way to work.
    ⟶ Cô ấy thường xuyên dừng lại để mua đồ ăn sáng trên đường đi làm.
    *Lưu ý, động từ ‘stop’ đi với Gerunds mang một ý nghĩa khác là “ngừng làm việc gì”. Ví dụ, ‘stop buying’ là “ngừng mua”, ‘stop working’ là “ngừng làm việc”, v.v.
  15. seem to-infinitive: có vẻ như làm gì
    Ví dụ:
    Our boss doesn’t seem to like our idea.
    ⟶ Sếp của chúng tôi không có vẻ là thích ý tưởng của chúng tôi.

3.3.2. Danh sách động từ có tân ngữ là gerund (thường gặp nhất)

  1. admit + gerund: thừa nhận đã làm gì
    Ví dụ:
    She admitted reading my diary.
    ⟶ Cô ấy thừa nhận đã đọc nhật ký của tôi.
  2. advise + gerund: khuyên nên làm gì
    Ví dụ:
    My doctors advised drinking less beer.
    ⟶ Bác sĩ của tôi khuyên tôi uống ít bia đi.
  3. allow + gerund: cho phép làm việc gì
    Ví dụ:
    This building doesn’t allow smoking.
    ⟶ Tòa nhà này không cho phép hút thuốc.
  4. avoid + gerund: tránh làm việc gì
    Ví dụ:
    I always avoid talking to him. I don’t really like him.
    ⟶ Tôi luôn tránh nói chuyện với anh ta. Tôi không thật sự thích anh ta.
  5. complete + gerund: hoàn thành việc gì
    Ví dụ:
    We have just completed painting the walls.
    ⟶ Chúng tôi vừa hoàn thành việc sơn tường.
  6. consider + gerund: xem xét/suy nghĩ về việc làm gì
    Ví dụ:
    You should consider moving to a big city for more job opportunities.
    ⟶ Bạn nên xem xét việc chuyển đến một thành phố lớn để có nhiều cơ hội việc làm hơn.
  7. delay + gerund: hoãn việc làm gì
    Ví dụ:
    Because it’s raining now, we have to delay going to the park.
    ⟶ Vì bây giờ trời đang mưa, chúng ta phải hoãn việc đi công viên.
  8. deny + gerund: phủ nhận đã làm gì
    Ví dụ:
    That man denied stealing my bike.
    ⟶ Người đàn ông đó phủ nhận việc trộm xe đạp của tôi.
  9. detest + gerund: rất ghét làm gì
    Ví dụ:
    He detests going out when it’s raining.
    ⟶ Anh ấy rất ghét việc đi ra ngoài khi trời đang mưa.
  10. dislike + gerund: không thích làm gì
    Ví dụ:
    My mother dislikes watching vlogs.
    ⟶ Mẹ tôi không thích xem vê-lốc.
  11. discuss + gerund: thảo luận/bàn bạc về việc làm gì
    Ví dụ:
    We are discussing buying a new car.
    ⟶ Chúng tôi đang bàn bạc về việc mua một cái xe hơi mới.
  12. enjoy + gerund: thích/tận hưởng việc làm gì
    Ví dụ:
    My best friend enjoys listening to Jazz.
    ⟶ Bạn thân của tôi thích việc nghe nhạc Jazz.
  13. finish + gerund: hoàn thành việc làm gì
    Ví dụ:
    We haven’t finished typing the report.
    ⟶ Chúng tôi chưa hoàn tất việc đánh báo cáo.
  14. include + gerund: bao gồm việc làm gì
    Ví dụ:
    This task includes interviewing customers and recording their answers.
    ⟶ Nhiệm vụ này bao gồm phỏng vấn khách hàng và thu âm lại câu trả lời của họ.
  15. keep + gerund: tiếp tục làm gì/cứ làm gì không ngừng
    Ví dụ:
    Keep trying! Don’t give up!
    ⟶ Cứ tiếp tục cố gắng! Đừng từ bỏ!
  16. mind + gerund: để tâm đến việc làm gì/ thấy phiền về việc làm gì
    Ví dụ:
    Would you mind turning down the volume?
    ⟶ Dịch sát nghĩa: Bạn có phiền việc chỉnh nhỏ âm lượng đi không?
    ⟶ Dịch thuần Việt hơn: Bạn có thể chỉnh nhỏ âm lượng đi không?
  17. practice + gerund: luyện tập làm việc gì
    Ví dụ:
    My elder brother practices playing the piano three times a week.
    ⟶ Anh trai của tôi luyện chơi đàn piano ba lần một tuần.
  18. recommend + gerund: đề xuất/gợi ý làm gì
    Ví dụ:
    I recommend eating at the new Thai restaurant in our neighborhood.
    ⟶ Mình đề xuất ăn tại nhà hàng Thái mới trong khu chúng ta sống.
  19. susggest + gerund: đề xuất làm việc gì
    Ví dụ:
    My co-worker suggested using this software.
    ⟶ Đồng nghiệp của tôi đã đề xuất dùng phần mềm này.
  20. tolerate + gerund: chịu đựng việc làm điều gì.
    Ví dụ:
    She tolerated living with an abusive husband.
    ⟶ Cô ấy đã chịu đựng việc sống với một người chồng chuyên lạm dụng/bạo hành.

3.4. Mệnh đề Danh từ

  • Định nghĩa mệnh đề danh từ:
    + Trước hết, mệnh đề (clause) là một đơn vị ngữ pháp có đầy đủ các thành phần chủ – vị như một câu đơn.
    + Mệnh đề danh từ vốn là một mệnh đề được thêm vào đằng trước một số thành phần cần thiết, để có thể đảm nhận được những vai trò của danh từ trong một câu. Và trong số những vai trò đó có vai trò làm tân ngữ.
  • Một mệnh đề danh từ thường bắt đầu bắt các từ sau:
    Các từ hỏi: what, who, whom, where, when, whyhow.
    Ví dụ:
    We don’t know how he got into our house.
    ⟶ Chúng tôi không biết làm thế nào anh ta vào nhà chúng tôi.
    Phân tích: Động từ: ‘don’t know’ – Tân ngữ: ‘how he got into our house’.
    – I don’t care who he is.
    ⟶ Tôi không quan tâm việc anh ta là ai.
    ⟶ Động từ: ‘don’t care’ – Tân ngữ: ‘who he is’.
  • if/wether – Nghĩa: “có phải … hay không”. Khi dùng ‘whether’ sau mệnh đề có thể thêm ‘or not’.
    Ví dụ:
    – I have to find out if/whether that employee leaked the information (or not).
    ⟶ Tôi phải tìm ra xem liệu rằng nhân viên đó có phải đã làm rò rỉ thông tin (hay không).
    ⟶ Động từ: ‘find out’ (cụm động từ) – Tân ngữ: ‘if/whether that employee leaked the information (or not).
  • The fact) that – Nghĩa: “sự thật là…”/ “việc…”.
    Ví dụ:
    – His leader couldn’t believe (the fact) that he hadn’t completed the task.
    ⟶ Nhóm trưởng của anh ấy không thể tin (sự thật) là anh ấy vẫn chưa hoàn thành công việc.
    ⟶ Động từ: ‘believe’ – Tân ngữ: ‘(the fact) that he hadn’t completed the task’.

3.5. Tân ngữ ở dạng tính từ

Nói rõ ràng và chính xác hơn, không phải tính từ có thể làm tân ngữ mà cụm the + tính từ có thể làm tân ngữ.

The + tính từ được xem như danh từ, dùng để chỉ nhóm người có cùng tính chất/ đặc điểm mà tính từ diễn đạt. Ví dụ: ‘the old’ = “những người lớn tuổi”, ‘the rich’ = “những người giàu”, v.v.

Ví dụ về the + tính từ làm tân ngữ:

  • We should respect the old.

→ Chúng ta nên tôn trọng những người lớn tuổi.  

  • She always helps the poor.

→ Cô ấy luôn giúp những người nghèo.   

4. Cách sử dụng tân ngữ trong câu bị động

Khi ta chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, ta sẽ thực hiện như sau:

Câu chủ động: My mother takes care of me carefully.

Bước 1: Chuyển tân ngữ thành chủ ngữ.

I (me I)

Bước 2: Để động từ be bên cạnh chủ ngữ I. be phải hòa hợp với chủ ngữ và được chia theo thì của động từ chủ động trong câu gốc.

I am (Chủ ngữ là I, thì trong câu chủ động là Hiện tại Đơn.)

Bước 3: Chuyển động từ chủ động sang V3 hoặc Ved và viết hết phần còn lại sau động từ.

I am taken care of carefully

Bước 4: Thêm by + chủ ngữ trong câu chủ động.

I am taken care of carefully by my mom.

– Lưu ý về tân ngữ khi chuyển từ làm tân ngữ trong câu chủ động sang làm chủ ngữ trong câu bị động:

Tân ngữ là tên riêng hay cụm danh từ như Lisa, David, my mom, his teacher, my father’s friend, v.v.

→ Giữ nguyên tân ngữ.

Nếu tân ngữ là các đại từ me, us, you, him, her, itthem

→ Chuyển tân ngữ thành các đại từ chủ ngữ: I, we, you, he, she, itthey

5. Bài tập về tân ngữ trong tiếng Anh

Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu để tạo thành câu có nghĩa. Sau đó, chỉ ra tân ngữ.

1. admitted/ man/ admitted/ having stolen/ bike/ that/ my/ .

2. boss/ presentations/ dislikes/ her/ long/ .

3. can’t/ that/ I/ doesn’t love/ understand/ her/ the fact/ she/ job/ .

4. consider/ you/ changing/ had better/ job/ your/ .

5. couldn’t/ we/ how/ find out/ old/ that/ disappeared/ lady/ .

6. avoid/ , / to/ so/ talking/ he/ him/ nosy/ very/ we/ is/ .

7. you/ whom/ your husband/ do/ gave/ to/ know/ the money/ ?

8. elder/ has practiced/ his/ playing/ brother/ for/ the violin/ 2 hours/ .

9. going/ because/ they/ raining/ was/ delayed/ the park/ to/ it/ .

10. to/ she/ at/ expected/ them/ see/ meeting/ the/ .

Đáp án:

  1. That man admitted having stolen my bike.
  2. Her boss dislikes long presentations.
  3. I can’t understand the fact that she doesn’t love her job.
  4. You had better consider changing your job.
  5. We couldn’t find out how that old lady disappeared.
  6. He is very nosy, so we avoid talking to him.
  7. Do you know whom your husband gave the money to?
  8. His elder brother has practiced playing the violin for 2 hours.
  9. They delayed going to the park because it was raining.
  10. She expected to see them at the meeting.

Trên đây TalkFirst đã tổng hợp những kiến thức quan trọng về Tân ngữ trong tiếng Anh. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về tân ngữ và có thể sử dụng chúng một cách tự tin và chính xác. Hẹn gặp bạn trong những bài viết sắp tới!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Thường xuyên ghé thăm website Talkfirst.vn để có thêm những kiến thức về tự học tiếng Anh giao tiếp dành cho người đi làm & đi học bận rộn nhé!

Khóa học

Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng

Nói tiếng Anh tự nhiên như tiếng Việt

Tiếng Anh cho người mất gốc

Giải pháp học tiếng Anh cho người mất gốc

Khóa tiếng Anh cho dân IT

Tiếng Anh chuyên biệt cho dân CNTT

Khóa Thuyết trình tiếng Anh

Thuyết trình tiếng Anh như tiếng Việt

Khóa luyện thi IELTS

Cam kết tăng 1 band điểm sau 1 khóa học

Khóa luyện thi IELTS Online

Học IELTS trực tuyến = Cam kết đầu ra

Khóa IELTS Writing Online

Học Writing cùng chuyên gia hàng đầu

Đăng ký kiểm tra trình độ Miễn Phí
cùng chuyên gia Anh ngữ tại TalkFirst

[Back to school – Ready to succeed] Ưu đãi học phí lên đến 25% & cơ hội nhận tai nghe Bluetooth thời thượng cùng ly giữ nhiệt cao cấp