CV Marketing tiếng Anh đang dần trở thành yêu cầu tối thiểu trong quy trình tuyển dụng tại các công ty đa quốc gia.
Vậy cách để viết được một “chiếc CV” tiếng Anh thật chuyên nghiệp và ấn tượng là gì? Khi viết CV Marketing Tiếng Anh cần lưu ý điều gì? Hôm nay, TalkFirst sẽ giải đáp những câu hỏi trên và cung cấp những mẫu CV tiếng Anh marketing thật “xịn sò” để bạn tham khảo!
Nội dung chính
Toggle1. Những lưu ý cần nắm khi viết CV Marketing
Marketing hiện đang là một ngành rất phát triển với nhiều cơ hội nghề nghiệp, nhưng đồng thời, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này cũng ngày một dồi dào. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khá “khốc liệt” trong thị trường việc làm Marketing hiện nay.
Các ứng viên luôn không ngừng trau dồi bản thân, cả về mặt chuyên môn lẫn các kỹ năng mềm. Một trong những kỹ năng mềm được coi trọng hàng đầu hiện nay chính là khả năng sử dụng tiếng Anh, và trình độ tiếng Anh được phản ánh ngay trên CV của ứng viên.
Sau đây là những lưu ý khi viết CV Marketing mà bạn cần nắm!
1.1. Lưu ý khi viết CV nói chung
Trước khi đi vào nội dung trọng tâm là Lưu ý khi viết CV Marketing, ta cần nắm những lưu ý sau khi viết CV nói chung và CV tiếng Anh nói riêng:
Chọn font và cỡ chữ dễ đọc:
- Ta nên chọn những font chữ đơn giản, dễ nhìn, không quá cầu kỳ và nhiều nét. Các phần đề mục và nội dung nên dùng cùng font chữ để tránh rối mắt. Một số font chữ phù hợp với CV mà bạn có thể tham khảo: Arial, Calibri, Cambria, Garamond, v.v.
- Ta nên dựa vào số lượng từ trong CV để chọn cỡ chữ cho phù hợp. Cỡ chữ thường được sử dụng cho CV là từ 12 đến 14.
Tránh diễn đạt dài:
- Khi viết CV, đặc biệt là các phần như kinh nghiện làm việc, kỹ năng chuyên môn, v.v. nhiều ứng viên hay có xu hướng viết hẳn thành câu và chọn các cách diễn đạt hay các cấu trúc câu dài và phức tạp.
- Lời khuyên cho bạn chính là hãy trình bày các ý thành cụm danh từ, cụm bắt đầu V-ing hoặc cụm danh động từ (V-ing đứng sau cùng). Và hãy đảm bảo sự đồng bộ (chỉ dùng 1 trong 3 hình thức trên) nhất có thể bạn nhé.
Tinh lọc thông tin:
- Không ít ứng viên khi viết CV có xu hướng đưa thật nhiều thông tin về bản thân vào trong CV. Tuy nhiên, điều này không những khó đem lại hiệu quả tích cực mà còn làm loãng nội dung CV và khiến nhà tuyển dụng không tập trung vào những điểm nổi bật của bạn.
- Khi viết CV, bạn nên chọn ra những thông tin mà bạn nghĩ rằng sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Tránh đưa thông tin quá chung chung:
- Bên cạnh việc đưa quá nhiều thông tin vào CV, việc trình bày thông tin quá chung chung cũng là một lỗi phổ biến. Khi nói về kinh nghiệm, thay vì chỉ liệt kê ra những vị trí bạn từng đảm nhận ở các công ty, bạn hãy trình bày rõ ràng mà ngắn ngọn về nhiệm vụ của từng vị trí mà bạn từng nằm giữ. Như vậy, nhà tuyển dụng mới có thể biết được bạn đã có kinh nghiệm trong những mảng nào.
Tránh lỗi ngữ pháp và chính tả:
- Ngữ pháp và chính tả là hai điểm tưởng nhỏ nhưng lại rất “có võ” để nhà tuyển dụng dựa vào và đánh giá sự cẩn thận, tỉ mỉ của một ứng viên, đặc biệt là trong một lĩnh vực vốn bao gồm việc viết và kiểm tra nội dung như Marketing.
- Chính vì vậy, trong quá trình viết CV, bạn đừng quyên để ý chính tả và ngữ pháp nhé. Khi hoàn tất, bạn không nên gửi CV đi hay kiểm tra lại ngay. Bạn hãy để cho đầu óc nghỉ ngơi ít nhất 2 tiếng và sau đó quay lại kiểm tra. Lúc này, rất có thể bạn sẽ nhận ra được nhiều điểm cần chỉnh sửa đấy.
1.2. Lưu ý khi viết CV Marketing
Bên cạnh những lưu ý chung được trình bày ở trên, sẽ có nhưng điểm đặc thù mà bạn cần để tâm tới khi viết CV ứng tuyển vị trí Marketing.
“Tiếp thị” bản thân hiệu quả:
- Một trong những “trọng trách” của vị trí Marketing chính là quảng bá thương hiệu và sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu với hách hàng một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, đừng chờ đến vòng phỏng vấn mà hãy thể hiện khả năng tiếp thị của bạn ngay trong CV.
- Đối tượng mà bạn cần “quảng cáo” ở đây chính là bạn. Hãy chọn ra những thông tin đắt giá và sử dụng ngôn từ để “quảng cáo” bản thân mình thật hiệu quả bạn nhé. Lúc này, nhà tuyển dụng không chỉ ấn tượng với những kinh nghiệm, thành tích bạn đã liệt kê ra mà còn phần nào thấy được khả năng “lên content” để hút “khách hàng” của bạn.
Duyệt design CV như duyệt desgin ảnh “chạy ad”:
- Có một chi tiết khác mà nhiều nhà tuyển dụng để ý đến khi lọc CV Marketing nhưng đôi khi chưa được ứng viên quan tâm đủ nhiều. Đó chính là “giao diện” của CV hay nói dễ hiểu hơn chính là phần thiết kế, trang trí và bố cục của CV.
- Khi đảm nhận các vị trí trong lĩnh vực Marketing, rất có thể bạn sẽ cần phải lên ý tưởng và duyệt hình ảnh quảng cáo, hình ảnh dùng cho website, v.v. Chính vì vậy, việc có sự chỉnh chu về mặt hình ảnh và một gu thẩm mỹ từ “ổn” trở lên là rất quan trọng.
- Do đó, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng từ vòng lọc CV, bạn nên lựa chọn mẫu CV có thiết kế chuyên nghiệp, bền vững với thời gian, phù hợp với phong cách của công ty và vị trí mà bạn ứng tuyển nhưng vẫn thể hiện được màu sắc cá nhân.
Sử dụng triệt để các từ vựng chuyên ngành (khi cần thiết):
- Trong quá trình viết CV, bạn hãy cố gắng ứng dụng triệt để và chính xác vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành của mình bạn nhé.
- Điều này không chỉ thể hiện được vốn tiếng Anh chuyên ngành của bạn mà còn cho thấy sự am hiểu của bạn về lĩnh vực này.
Xem thêm: 40 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm thông dụng nhất
2. Cách viết CV marketing bằng tiếng Anh
2.1. Thông tin cá nhân – Personal Information
Lưu ý:
- Trong mục này, chúng ta không cần liệt kê ra quá nhiều thông tin cá nhân mà chủ yếu nên tập trung vào những thông tin cơ bản như tên, năm sinh, nơi ở hiện tại (không quá chi tiết) và đặc biệt là các thông tin liên lạc.
- Bạn cũng có thể giới thiệu về sở thích của mình. Tuy nhiên, theo tiêu chí: ‘Make everything count!’ (Tạm dịch: “Hãy khiến cho mọi thứ đều có giá trị!”), bạn nên lựa chọn nêu ra những sở thích mà thường có khả năng gây thiện cảm với nhà tuyển dụng (tập thể thao, đọc sách, nghe podcast, xem video có liên quan đến chuyên ngành, v.v.) và nên “né nhẹ” những sở thích có thể gây hiệu ứng ngược lại (“cày” phim, đi bar, v.v.) hay những sở thích khác.
Bố cục mẫu:
- Name: Nguyen Linh Dan
- DOB: 18/03/1995
- Address: Binh Tan District, Ho Chi Minh City
- Interests/ Hobbies: Meditation and trekking
Một số sở thích trong tiếng Anh:
- debate (n.): tranh biện
- listening to podcasts: nghe podcast
- meditation (n.): thiền
- planting: trồng cây
- playing chess: chơi cờ vua
- scouting: hướng đạo sinh
- trekking: đi bộ đường dài/ đi bộ leo núi
- volunteering: đi tình nguyện
- yoga (n.): môn yoga
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp – Career Objectives
Lưu ý: Như TalkFirst đã đề cập trong mục 1.1. Lưu ý khi viết CV nói chung, chúng ta nên cho cách diễn đạt ngắn gọn và tốt nhất nên tránh viết thành câu mà trình bày ý theo từng cụm danh từ, cụm bắt đầu V-ing hoặc cụm danh động từ (V-ing đứng sau cùng). Tuy nhiên, riêng đối với phần Mục tiêu nghề nghiệp này, chúng ta có thể viết thành câu để giữ sự trang trọng.
Một số cấu trúc để nói về mục tiêu nghề nghiệp:
+ I always aim at + noun (phrase)/ V-ing.
⟶ Tôi luôn nhắm tới + (cụm) danh từ/ V-ing.
+ I always strive to + verb (bare infinitive) + …
⟶ Tôi luôn cố gắng để + động từ (nguyên mẫu) + …
+ Noun (phrase)/ V-ing has always been my biggest/ultimate goal.
⟶ (Cụm) danh từ/V-ing luôn là mục tiêu lớn nhất/ sau cùng của tôi.
+ I aspire to + verb (bare infinitive) + …
⟶ Tôi rất mong muốn + động từ (nguyên mẫu) + …
+ My short/ long-term goal(s) is/ are + noun (phrase)/ V-ing.
⟶ (Những) mục tiêu ngắn/ dài hạn của tôi là + (cụm) danh từ/ V-ing.
Một số đoạn văn mẫu về mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing:
Đoạn 1:
As an avid content writer in particular, I always strive to create engaging content that helps promote the company’s services/ products. Besides, my long-term goal is becoming a Marketing Executive within 3 years.
Dịch:
Là một người viết nội dung đầy nhiệt huyết/ đam mê, tôi luôn cố gắng tạo ra những nội dung thu hút để quảng bá dịch vụ/ sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, mục tiêu dài hạn của tôi là trở thành một Marketing Executive trong vòng 3 năm.
Đoạn 2:
Considering Marketing my great passion, I always aim at bringing value to the brands I work with as well as unceasingly developing myself. Additionally, becoming an SEO Executive has always been one of the important goals that I have been striving to achieve.
Dịch:
Vốn xem Marketing là niềm đam mê lớn, tôi luôn đặt mục tiêu đem lại giá trị cho các nhãn hàng mình làm việc với cũng như không ngừng phát triển bản thân. Bên cạnh đó, việc trở thành một SEO Executive vẫn luôn là một trong những mục tiêu quan trọng mà tôi vẫn luôn cố gắng để đạt được.
2.3. Trình độ học vấn – Education
Lưu ý:
- Đối với phần này, ta cần trình bày thông tin từ bậc giáo dục Đại học/ Cao đẳng trở đi.
- Ta nên đi theo trình tự: Trường – Niên khóa ⟶ Học vị (Cử nhân/ Thạc sĩ/…) và chuyên ngành ⟶ Học lực và điểm trung bình (không bắt buộc)
Ví dụ 1:
University of Finance and Marketing – 2013-2017
- Bachelor of Digital Marketing
- Distinction – GPA: 8.0
Dịch:
Đại học Tài chính – Marketing – 2013-2017
- Cử nhân Tiếp thị Kỹ thuật số
- Loại Giỏi – GPA: 8.0
Ví dụ 2:
University of Economics – 2016-2020
Master of International Business
Dịch:
Đại học Kinh tế – 2016-2020
Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế
2.4. Kinh nghiệm làm việc – Work Experience
Lưu ý:
Như đã trình bày trong mục 1.1. Lưu ý chung khi viết CV, để đảm bảo sự ngắn gọn, khi viết CV, đặc biệt là các mục như kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. thành cụm danh từ, cụm danh động từ (V-ing đứng sau cùng) hoặc cụm bắt đầu bằng V-ing (ít dùng và không khuyến khích). Và hãy đảm bảo sự đồng bộ (chỉ dùng một trong 3 hình thức trên) nhất có thể bạn nhé.
Khi trình bày mỗi kinh nghiện làm việc, ta nên theo bố cục:
Vị trí công việc – Thời gian làm việc ⟶ Công ty ⟶ Nội dung công việc
Một số cụm từ mẫu về nội dung công việc:
- blog/ fanpage/ website management: quản lý blog/ fanpage/ website
- content planning and writing: lên kế hoạch và viết nội dung
- content editing: chỉnh sửa nội dung
- event coordination: điều phối sự kiện
- event planning: lên kế hoạch tổ chức sự kiện
- keyword research: nghiên cứu từ khóa
- market research: nghiên cứu thị trường
- SEO analysis: phân tích SEO
- strategy planning: hoạch định chiến lược
- trend research and analysis: nghiên cứu và phân tích xu hướng
- video content planning: lên nội dung video
Bỏ túi ngay: 150+ Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing phổ biến nhất
Ví dụ:
Content Writer – 2019-2021
L’amant Clothing
- trend research and analysis
- content planning and writing
- content editing
Dịch:
Người viết Nội dung – 2019-2021
L’amant Clothing
- Nghiên cứu và phân tích xu hướng
- Lên kế hoạch/ định hướng và viết nội dung
- Chỉnh sửa nội dung
2.5. Thành tựu – Achievements
Lưu ý: Phần này vốn ngắn gọn nên cũng không có nhiều điểm cần lưu ý. Bạn chỉ cần theo bố cục sau: Tên giải thưởng/ thành tựu – Thời điểm đạt được ⟶ Tên công ty/ Chương trình/ Cuộc thi/…
Ví dụ:
- Employee of The Year – 2019
- DEVON tech, HCM
2.6. Kĩ năng chuyên môn (Professional Skills) – Kỹ năng mềm/Kỹ năng chuyển đổi (Soft/Transferable Skills)
Lưu ý:
- Ta nên trình bày các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, v.v. thành các cụm danh từ.
- Ta có thể thêm các tính từ tích cực như ‘good’-“tốt”, ‘excellent’-“xuất sắc”, ‘outstanding’-“nổi bật”, v.v. trước các cụm danh từ này. Ví dụ: ‘good communication skills’-“kỹ năng giao tiếp tốt”
Một số cụm từ mẫu về kỹ năng chuyên môn:
- attetion to detail: sự chú ý đến chi tiết
- budget planning skills: kỹ năng lên kế hoạch về ngân sách
- creativity: sự sáng tạo
- content writing skills: kỹ năng viết nội dung
- data analysis skills: kỹ năng phân tích dữ liệu
- error spotting skills: kỹ năng phát hiện lỗi sai
- marketing strategy planning skills: kỹ năng hoạch định chiến lược tiếp thị
- research skills: kỹ năng nghiên cứu
- trend sensitivity: sự nhạy bén với xu hướng
Một số cụm từ mẫu về kỹ năng mềm/kỹ năng chuyển đổi:
- conflict-solving skills: kỹ năng giải quyết xung đột
- goal-setting skills: kỹ năng xác lập mục tiêu
- leadership skills: kỹ năng lãnh đạo
- networking skills: kỹ năng xây dựng mối quan hệ
- presentation skills: kỹ năng thuyết trình
- problem-solving skills: kỹ năng giải quyết vấn đề
- teamwork skills: kỹ năng làm việc nhóm
- willingness to learn: tinh thần sẵn sàng học hỏi
Ví dụ:
- Professional Skills: attention to detail, creativity and trend sensitivity
- Soft Skills: goal-setting skills, presentation skills and willingness to learn
Dịch:
- Kỹ năng chuyên môn: chú ý đến chi tiết, sáng tạo và nhạy cảm với xu hướng
- Kỹ năng mềm: kỹ năng thiết lập mục tiêu, kỹ năng thuyết trình và tinh thần ham học hỏi
2.7. Hoạt động xã hội – Social Activities
Lưu ý: Phần này vốn ngắn gọn nên cũng không có nhiều điểm cần lưu ý. Bạn chỉ cần theo bố cục sau: Tên chương trình/hoạt động – Thời điểm tham gia ⟶ Vị trí/Công việc đảm nhận
Ví dụ:
Giot hong Su pham – 2020
- fanapge management
- event coordination
3. Những lỗi thường mắc phải khi viết CV marketing
3.1. Sai chính tả và ngữ pháp
Như TalkFirst đã trình bày trong mục 1.1. ta nên thật sự chú ý đến chính tả và ngữ pháp khi viết CV. Đây không phải chỉ là một vấn đề về mặt hình thức mà còn có thể quyết định rất lớn đến việc CV của bạn có được lọt vào vòng tiếp theo hay không.
Trước hết, Marketing vốn là một công việc đòi hỏi sự nghiêm túc, tỉ mỉ và kỹ càng bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng và công chúng. Do đó, một CV với đầy những lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ phần nào cho thấy rằng, rất có khả năng, ứng viên này không phù hợp với vị trí Marketing.
Vì thế, sau khi viết xong CV, bạn hãy cho não bộ nghỉ ngơi ít nhất khoảng 2 tiếng và sau đó quay lại “rà” lỗi ngữ pháp và chính tả bạn nhé.
Bạn cũng có thể áp dụng những công ty “dò” lỗi chính tả, ngữ pháp và diễn đạt tiếng Anh rất hữu dụng như Grammarly, Ginger, Hemingway Editor, v.v.
Tham khảo các mẫu câu trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh giúp ghi điểm trước nhà tuyển dụng
3.2. Nội dung quá chung chung không cụ thể rõ ràng
Có một lỗi rất phổ biến khi viết CV mà TalkFirst muốn nhắc lại một lần nữa ở đây. Đó chính là việc đưa thông tin quá chung chung, đặc biệt là khi nói về kinh nghiệm làm việc.
Thay vì chỉ nêu ra những công ty bạn từng công tác và những vị trí bạn từng đảm nhận. Bạn hãy liệt kê ra những nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí đó. Điều này sẽ phần nào giúp nhà tuyển dụng biết được tường tận hơn về những gì bạn có thể làm và đã có kinh nghiệm.
3.3. CV quá dài
Bên cạnh việc trinh bày quá chung chung, một số ứng viên lại có xu hướng viết quá chi tiết hoặc đưa quá nhiều thông tin vào CV. Điều này sẽ khiến cho CV trở nên dài và bị “loãng” về nội dung. Nhà tuyển dụng sẽ khó tìm được những điểm mình cần chú ý và rất dễ “nản” khi đọc những CV như thế này.
Lời khuyên cho bạn chính là hãy chọn lọc những thông tin mà bạn cho rằng thật sự quan trọng và có thể giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và từ đó giành được “tấm vé” vào vòng trong.
Tham khảo: Cách viết email bằng tiếng Anh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
4. Mẫu CV Marketing tiếng Anh chuyên nghiệp
4.1. Mẫu vị trí Marketing Executive
4.2. Mẫu vị trí SEO Executive
4.3. Mẫu vị trí Content Writer
4.4. Mẫu vị trí Marketing Intern
5. Tổng kết
CV được xem là “lời giới thiệu đầu tiên” và cũng là cơ hội để ứng viên tạo ấn tượng và ghi điểm với nhà tuyển dụng. TalkFirst hi vọng rằng qua bài viết trên, các marketer đã có thể tự tin viết CV Marketing Tiếng Anh chuyên nghiệp, khẳng định giá trị bản thân.
Tham khảo: Top 8 tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Marketing hot nhất 2024
Hãy đầu tư thật kĩ cho CV của bản thân, bên cạnh đó rèn luyện và tích lũy các kỹ năng để sẵn sàng chinh phục các nhà tuyển dụng nhé. TalkFirst mến chúc các bạn ứng viên may mắn!
Xem thêm bài viết liên quan: