Khi ứng tuyển vào một công ty Xuất Nhập Khẩu, ngoài các kinh nghiệm làm việc, và kỹ năng chuyên môn thì giao tiếp tiếng Anh thành thạo là một yêu cầu cần thiết. Đặc biệt, phỏng vấn ứng viên tại một số công ty Xuất Nhập Khẩu lớn hoặc nước ngoài sẽ hoàn toàn bằng tiếng Anh, nên đòi hỏi bạn phải có trình độ tiếng Anh ở mức khá trở lên.
Bài viết Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh chuyên ngành Xuất Nhập khẩu và câu trả lời xuất sắc nhất của TalkFirst sẽ giúp bạn trả lời một cách chỉn chu những câu phỏng vấn tiếng Anh hay gặp nhất. Hãy tham khảo ngay nhé!
Nội dung chính
Toggle1. Câu hỏi phỏng vấn tiếng anh ngành Xuất Nhập khẩu thường gặp
1.1. Could you tell me a little about your experience in this field?
Bạn có thể trình bày một chút về kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này không?
Lưu ý:
Đối với câu hỏi này, bạn hãy trả lời đầy đủ mà ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc trong ngành Xuất Nhập khẩu của mình. Bạn không nên liệt kê hết tất cả các kinh nghiệm làm việc mà chỉ nên tập trung vào những kinh nghiệm liên quan đến ngành Xuất Nhập khẩu hoặc có khả năng bổ trợ cho ngành này.
Câu trả lời:
As I’ve mentioned in my CV, I graduated from College of Foreign Economic Relation with a bachelor’s degree in Import-Export Trading and 1 year’s internship experience at a small-sized export company where I worked as a documentation assistant. My responsibilities were preparing simple documents, maintaining documets, etc. Right after my graduation, I started working as a documentation officer at a medium-sized export company. I was in charge of preparing export documents, archiving documents, ensuring document consistency and outlining long-term storage strategy. Overall, these years of working in the field has given me lots of valuable experience and enabled me to sharpen my professional skills.
Dịch:
Như tôi đã đề cập trong CV của mình, tôi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đối ngoại với bằng cử nhân Thương mại Xuất Nhập khẩu và 1 năm kinh nghiệm thực tập tại một công ty xuất khẩu quy mô nhỏ, nơi tôi làm trợ lý về mảng chứng từ. Trách nhiệm của tôi là chuẩn bị các tài liệu/chứng từ đơn giản, bảo quản các tài liệu/chứng từ, v.v. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi bắt đầu làm nhân viên chứng từ tại một công ty xuất khẩu quy mô vừa. Tôi chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu/chứng từ xuất khẩu, lưu trữ tài liệu/chứng từ, đảm bảo tính nhất quán của tài liệu/chứng từ và vạch ra chiến lược lưu trữ lâu dài. Nhìn chung, những năm làm việc trong lĩnh vực này đã cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu và giúp tôi rèn giũa các kỹ năng chuyên môn của mình.
Xem thêm: Top 8 cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành Xuất Nhập Khẩu hay nhất
1.2. Why are you interested in Import-Export?/Why did you choose Import-Export as your career path?
Tại sao bạn lại hứng thú với Xuất Nhập khẩu?/Tại sao bạn lại chọn Xuất Nhập khẩu là con đường sự nghiệp của mình?
Lưu ý:
Bạn hãy chân thành chia sẻ những cảm nhận của bản thân về ngành này. Đừng quên thể hiện đam mê của bản thân với ngành vào chia sẻ những lý do mà bạn thấy ngành này phù hợp với bản thân bạn nhé.
Câu trả lời:
I’m confident to say that Import-Export in general and this Import-Export Staff position in particular is a perfect match for me in terms of both expertise and personality. First of all, my major in university was Logistics and International Transportation, which enabled me to accumulate certain knowledge about how the import-export industry works. I am familiar with the papers, policies and procedures involved in the process of working with overseas suppliers, clients and other parties. Secondly, as a flexible, meticulous and organized person who enjoys negotiating with people, I see this job as an opportunity to utilize my qualities.
Dịch:
Tôi tự tin nói rằng Xuất Nhập khẩu nói chung và vị trí Nhân viên Xuất Nhập khẩu này nói riêng là hoàn toàn phù hợp với tôi cả về chuyên môn lẫn tính cách. Trước hết, chuyên ngành của tôi khi học đại học là Logistics và Vận tải Quốc tế, điều này giúp tôi tích lũy được những kiến thức nhất định về cách thức hoạt động của ngành Xuất Nhập khẩu. Tôi quen thuộc với các chứng từ, chính sách và thủ tục liên quan đến quá trình làm việc với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên khác đến từ nước ngoài. Thứ hai, là một người linh hoạt, tỉ mỉ, có tổ chức và thích đàm phán với mọi người, tôi nhìn nhận công việc này là một cơ hội để sử dụng những phẩm chất của bản thân.
1.3. In your opinion, what is the most important step in the import and export process?
Theo bạn, đâu là bước quan trọng nhất trong quy trình Xuất Nhập khẩu?
Lưu ý:
Đây là câu hỏi để kiểm tra kỹ năng chuyên môn của bạn, vì vậy bạn hãy thật bình tĩnh và vận dụng triệt để những kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp của mình để đưa ra một câu trả lời nhằm giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh về những hiểu của mình trong quy trình Xuất Nhập khẩu bạn nhé.
Câu trả lời:
Every step in import-export plays a crucial role, but if you ask me, it’s fundamental to ensure that the price, product quality, payment terms, delivery terms and guarantee terms are aligned between the two parties as without this, the rest of the import-export processwill fail to be carried out.
Dịch:
Mỗi bước trong Xuất Nhập khẩu đều đóng một vai trò quan trọng, nhưng theo tôi, điều cơ bản là đảm bảo rằng giá cả, chất lượng sản phẩm, điều khoản thanh toán, điều khoản giao hàng và điều khoản đảm bảo được thống nhất giữa hai bên vì không có điều này, phần còn lại của quá trình Xuất Nhập khẩu sẽ không thể được thực hiện.
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
1.4. Fast and fequent changes are parts of this field. What have you done to develop yourself since you started this career?
Những thay đổi nhanh chóng và thường xuyên là một phần của lĩnh vực này. Bạn đã làm gì để phát triển bản thân kể từ khi bắt đầu sự nghiệp này?
Lưu ý:
Đối với câu hỏi này, bạn hãy chia sẻ chân thật và cụ thể nhưng không nên quá dài dòng hay chi tiết về cách bạn phát triển bản thân. Bạn có thể nhấn vào việc phát triển các kỹ năng hoặc thử sức ở nhiều ví trị trong ngành Xuất Nhập khẩu.
Câu trả lời:
Thank you for such an interesting question! First of all, like other fields, besides the expertise, Import-Export also requires a variety of soft skills such as negotiation skills, planning skills, problem-solving skills, etc. Therefore, since my entrance to university, I have never ceased to equip myself with necessary skills and sharpen the ones I already have. They have helped me a lot in the field of import-export. Additionally, when it comes to expertise, I always keep my willing-to-learn attitude. I usually learn from my co-workers and ask for my superiors’ comments and advice. I’m also eager to take any Import-Export English course that can help me inhance my professional knowledge and skills. I also welcome all feedback from clients and partners as they can help me a lot in improving myself.
Dịch:
Cảm ơn ông/bà vì một câu hỏi thú vị! Trước hết, cũng giống như các lĩnh vực khác, bên cạnh chuyên môn, Xuất Nhập khẩu cũng đòi hỏi đa dạng các kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Vì vậy, từ khi bước chân vào đại học, tôi đã không ngừng trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết và rèn giũa những kỹ năng tôi đã có. Chúng đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực Xuất Nhập khẩu. Ngoài ra, về chuyên môn, tôi luôn giữ thái độ ham học hỏi. Tôi thường học hỏi từ đồng nghiệp của mình và xin góp ý cũng như lời khuyên của cấp trên. Tôi cũng sẵn lòng tham gia bất kỳ khóa học tiếng Anh Xuất Nhập Khẩu nào có thể giúp tôi nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình. Tôi cũng hoan nghênh mọi phản hồi từ khách hàng và đối tác vì họ có thể giúp tôi rất nhiều trong việc cải thiện bản thân.
1.5. How would you choose a supplier that has a high level of credibility and offers reasonable prices?
Bạn sẽ làm thế nào để chọn một nhà cung cấp có mức độ uy tín cao và cung cấp giá cả hợp lý?
Lưu ý:
Đây tiếp tục là một câu hỏi để kiểm tra kỹ năng chuyên môn của bạn, vì vậy bạn hãy thật bình tĩnh và vận dụng triệt để những kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp của bản thân để đưa ra một câu trả lời thể hiện được những điểm mạnh của bản thân bạn nhé.
Câu trả lời:
First of all, some important criteria I will consider when choosing a supplier are their capacity to handle the company’s requirements, fundamental resources such as staff, equipment, storage, and available materials, commitment to high quality standards, ability to control their process, financial health and service attitude. Besides, it’s crucial to check their level of credibility by referring to the reviews of other customers. After I have listed out all of the potential suppliers, I will compare their prices, promotions, customer services, etc. in order to come down to the final supplier. Sometimes, I also submit the supplier list to my superiors for consideration if required.
Dịch:
Trước hết, một số tiêu chí quan trọng mà tôi sẽ cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp là năng lực của họ trong việc đáp ứng các yêu cầu của công ty chúng tôi, các nguồn lực cơ bản như nhân viên, thiết bị, kho chứa và nguyên vật liệu sẵn có, các tiêu chuẩn cao về chất lượng, khả năng kiểm soát quy trình, tình trạng tài chính và thái độ phục vụ. Bên cạnh đó, quan trọng là phải kiểm tra mức độ uy tín của họ bằng cách tham khảo đánh giá của những khách hàng khác. Sau khi tôi đã liệt kê tất cả các nhà cung cấp tiềm năng, tôi sẽ so sánh giá cả, chương trình khuyến mãi, dịch vụ khách hàng, v.v. của họ để đi đến nhà cung cấp cuối cùng. Đôi khi, tôi cũng trình danh sách nhà cung cấp để cấp trên xem xét nếu được yêu cầu.
1.6. What do you do to ensure the accuracy of import-export documents?
Bạn làm gì để đảm bảo tính chính xác của chứng từ xuất nhập khẩu?
Lưu ý:
Đây cũng là một câu hỏi để kiểm tra kỹ năng chuyên môn của bạn. Khi gặp dạng câu hỏi này, bạn hãy thật bình tĩnh và vận dụng triệt để những kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp của bản thân để đưa ra một câu trả lời thể hiện được những điểm mạnh của bản thân bạn nhé.
Câu trả lời:
First, I list out the documents that needs checking and find out their purposes. I also focus on the important information in each document. The next step is to check the validity and accuracy of the information in these documents. If I have any questions, I will work with the suppliers/clients to clear up any confusion. If necessary, I will edit the documents right away. After examining all the documents, I cross-check the data to make sure they’re consistent and accurate. When reviewing a purchase order, I always check the following items: the name of the item, the description of the item, the unit price of the item, the number of packages of the item, and the gross weight of the item on the purchase order and shipping documents.
Dịch:
Đầu tiên, tôi liệt kê danh sách các tài liệu cần kiểm tra và tìm hiểu mục đích của chúng. Tôi cũng tập trung vào các thông tin quan trọng trong mỗi tài liệu. Bước tiếp theo là kiểm tra tính hợp lệ và chính xác của thông tin trong các tài liệu này. Nếu tôi có bất kỳ câu hỏi nào, tôi sẽ làm việc với các nhà cung cấp/ khách hàng để giải quyết bất kỳ sự nhầm lẫn nào. Nếu cần, tôi sẽ chỉnh sửa tài liệu ngay. Sau khi kiểm tra tất cả các tài liệu, tôi kiểm tra lại dữ liệu để đảm bảo chúng nhất quán và chính xác. Khi xem xét đơn đặt hàng, tôi luôn kiểm tra các mục sau: tên mặt hàng, mô tả mặt hàng, đơn giá của mặt hàng, số gói của mặt hàng và tổng trọng lượng của mặt hàng trên đơn đặt hàng và chứng từ vận chuyển.
2. Những tình huống thường gặp khi phỏng vấn ngành Xuất Nhập khẩu bằng tiếng Anh
Khi phỏng vấn xin việc nói chung và phỏng vấn xin việc ngành Xuất Nhập khẩu bằng tiếng Anh nói riêng, bạn có thể sẽ gặp những tình huống hay nhức câu hỏi “cân não”. Trong trường hợp này, hãy giữ bình tĩnh, sử dụng kinh nghiệm, kiến thức và sự chân thành của bản thân để trả lời bạn nhé. Bên dưới là một số câu hỏi “khó nhằn” mà ứng viên thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc ngành Xuất Nhập khẩu.
Xem thêm: Mẫu CV Xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh chuyên nghiệp nhất
2.1. What is your biggest weakness?
Khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì?
Lưu ý:
Nhà tuyển dụng có thể hỏi về những điểm yếu của bạn để đánh giá khả năng tự đánh giá bản thân và tinh thần nỗ lực hoàn thiện bản thân của bạn. Khi trả lời câu hỏi này, điều quan trọng nhất là bạn hãy trung thực, thẳng thắn, thể hiện nỗ lực khắc phục điểm yếu của mình và chỉ ra một số cách mà bạn đang dùng để khắc phục điểm yếu đó.
Câu trả lời:
My biggest weakness is thatI sometimes get so caught up in the details. I’ve been trying to improve in this aspect by checking in with myself regularly and reminding myself to refocus on the big picture. This way I can still ensure the quality of my work without impacting my productivity.
Dịch:
Điểm yếu lớn nhất của tôi là đôi khi tôi bị cuốn vào các chi tiết. Tôi đã cố gắng cải thiện trong phương diện này bằng cách tự kiểm tra bản thân thường xuyên và nhắc nhở bản thân trung lại vào tổng quan công việc. Bằng cách này, tôi vẫn có thể đảm bảo chất lượng công việc mà không ảnh hưởng đến năng suất của mình.
2.2. Why did you leave your current position?/Why did you leave your previous position?
Tại sao bạn rời khỏi vị trí công việc hiện tại?/Tại sao bạn rời khỏi vị trí công việc cũ?
Lưu ý:
Đây thực chất là một thông tin hữu ích mà nhà tuyển dụng cần nắm được. Nó giúp họ đảm bảo rằng sẽ mang đến cho bạn một môi trường làm việc phù hợp hơn và có thể cung cấp những gì mà nhà tuyển dụng trước đây của bạn chưa làm được hoặc mặt khác, xem xét liệu có phải bạn đã góp phần vào trải nghiệm tiêu cực cho cả bạn và nhà tuyển dụng trước hay không. Do đó, bạn nên trả lời câu hỏi này một cách trung thực, thẳng thắn nhưng không cung cấp quá nhiều chi tiết cá nhân, tiêu cực hoặc có thể gây bất lợi cho bạn.
Câu trả lời:
I enjoyed my time at my previous company, but I couldn’t find the right opportunities for my career growth there. This position is a great fit for me and aligns with my skills and career goals.
Dịch:
Tôi rất thích thời gian ở công ty trước đây của mình, nhưng tôi không thể tìm thấy cơ hội phù hợp để phát triển sự nghiệp của mình ở đó. Vị trí này rất phù hợp với tôi cũng như các kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của tôi.
2.3. Do you work well under pressure?
Bạn làm việc tốt dưới áp lực?
Lưu ý:
Trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là “có”. Đối với nhà tuyển dụng, làm việc tốt dưới áp lực là một đặc điểm tốt cần có ở mỗi nhân viên dù ở ngành nghề nào. Tuy nhiên, người phỏng vấn rất có thể sẽ ấn tượng hơn nếu bạn trả lời rằng bạn làm việc như nhau khi có và không có áp lực.
Câu trả lời:
To me, working under pressure or without pressure is the same. I try to eliminate negative emotional factors and work hard regardless of busy times. I always prioritize my work and work efficiently so that I can get the most out of each day at work.
Dịch:
Với tôi, làm việc dưới áp lực hay không áp lực đều giống nhau. Tôi cố gắng loại bỏ các yếu tố cảm xúc tiêu cực và làm việc chăm chỉ bất kể những thời điểm bận rộn. Tôi luôn ưu tiên công việc của mình và sau đó làm việc hiệu quả để có thể tận dụng tối đa mỗi ngày làm việc.
2.4. Why do you want to work here?
Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Lưu ý:
Các nhà tuyển dụng thường hỏi câu hỏi này để đảm bảo rằng bạn đã suy nghĩ và nghiên cứu kỹ khi quyết định ứng tuyển vào công ty của họ. Câu hỏi này có thể đặc biệt quan trọng trong trường hợp bạn mới chuyển từ ngành nghề hoặc vị trí công việc khác sang ngành và vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng.
Câu trả lời:
When looking for a new position, I was very impressed with the commitment of your company to integrity, profesionalism and innovation. Your company has always been forward-thinking and has used technology to improve the maintanace and categorization of documents. These elements really sparked my interest in working for your company.
Dịch:
Khi tìm kiếm vị trí công việc mới, tôi đã rất ấn tượng với cam kết của công ty ông/bà về sự chính trực, chuyên nghiệp và cải tiến. Công ty của ông/bà luôn có tư duy tiên tiến và có sử dụng công nghệ để cải thiện việc bảo quản và phân loại tài liệu. Những yếu tố này thực sự khơi dậy sự quan tâm của tôi với việc làm việc cho công ty của ông/bà.
2.5. Why should we hire you?
Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Lưu ý:
Nhà tuyển dụng thường hỏi câu hỏi này để tìm hiểu điều tạo ra sự khác biệt giữa bạn với các ứng viên khác. Để trả lời câu hỏi này, hãy giải thích kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất của bạn khiến bạn phù hợp nhất với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Bạn hãy xem kỹ mô tả công việc để xem công ty đang tìm kiếm ứng viên có những phẩm chất và kỹ năng gì.
Câu trả lời:
I have confidence in my passion and proven abilities in document organization and categorization. In my previous role as a documentation assistant, I came up with a plan to reorganize the documents by category. The productivity of the department was enhanced thanks to the clear document categorization. I’m excited to bring my skills to this role.
Dịch:
Tôi tự tin vào niềm đam mê và khả năng đã được chứng minh của mình trong việc sắp xếp và phân loại tài liệu/chứng từ. Khi còn giữ vị trí trợ lý chứng từ, tôi đã đưa ra kế hoạch sắp xếp lại các tài liệu/chứng từ theo danh mục. Năng suất của bộ phận được nâng cao nhờ việc phân loại tài liệu/chứng từ rõ ràng. Tôi rất vui khi được mang các kỹ năng của mình vào vai trò này.
3. Những câu không nên hỏi khi phỏng vấn tiếng Anh ngành Xuất Nhập Khẩu
Khi phỏng vấn xin việc nói chung và phỏng vấn xin việc ngành Xuất Nhập khẩu bằng tiếng Anh nói riêng, bạn nên tránh hỏi một số câu hỏi sau để giữ hình ảnh chuyên nghiệp và tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
3.1. Could you give me more information about your company?
Ông/Bà có thể cho tôi biết thêm một số thông tin về công ty không?
Trước bất cứ buổi phỏng vấn xin việc nào, điều đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu về công ty. Nếu bạn hỏi câu này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn chưa tìm hiểu thông tin và chưa thật sự chuẩn bị kỹ càng cũng như coi trọng buổi phỏng vấn này.
3.2. Can I work from home?
Tôi có thể làm việc ở nhà không?
Nếu một công ty cho phép nhân viên có thể làm việc ở nhà hoặc làm việc từ xa vào một thời gian nào đó trong tuần thì thường sẽ ghi rõ điều đó trong bản mô tả công việc. Do đó việc hỏi câu hỏi này là khá thừa và có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chưa thật sự tìm hiểu kỹ về công việc mà bạn ứng tuyển.
3.3. What benefits can the company offer me?
Công ty có thể mang lại lợi ích gì cho tôi?
Hiện tại bạn đang tham gia một buổi phỏng vấn xin việc và nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn. Đây chưa phải lúc bạn đòi hỏi quyền lợi. Đó là chưa kể đến việc bạn thậm chí còn chưa thể chứng minh được những gì bạn có thể cống hiến cho công ty, vì vậy bạn không nên nôn nóng mà đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng.
Nếu đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ cho rằng bạn chỉ quan tâm đến giá trị vật chất chứ không thật sự đam mê đối với vị trí bạn đang ứng tuyển. Khả năng cao là bạn sẽ bị loại khỏi danh sách ứng cử viên sáng giá dù khả năng của bạn không hề thua kém những ứng viên còn lại.
3.4. How long does it take me to get promoted?
Tôi cần bao lâu để được thăng chức?
Trước khi xác định có được chọn hay không và bạn có vượt qua thời gian thử việc để trở thành nhân viên chính thức của công ty hay không, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi. Mỗi công ty sẽ có những chỉ tiêu và lộ trình riêng để đánh giá nhân viên và lộ trình thăng tiến rõ ràng, bạn sẽ được phổ biến trong ngày đầu tiên nhận việc hoặc bạn cũng có thể dễ dàng khai thác thông tin từ đồng nghiệp. Hoặc nếu, bạn cần biết trước để quyết định có ký hợp đồng với công ty hay không, bạn có thể đặt câu hỏi này vào những vòng sau của buổi phỏng vấn.
3.5. How many days off can I take?
“Thời gian nghỉ phép mà tôi sẽ có là bao nhiêu?”
Không phải là một quyết định khôn ngoan khi ta hỏi về những quyền lợi bổ sung trong một buổi phỏng vấn việc làm, nhất là câu hỏi đầu tiên. Vấn đề này nên được nhà tuyển dụng đề cập đến trước.
Tham khảo: Nhân viên ngành Logistics có cần tiếng Anh không?
Tham khảo thêm Khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt.