Mỗi khi nhắc đến các thì trong tiếng Anh và cấu trúc diễn tả tương lai, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay tới thì Tương lai Đơn, cấu trúc ‘be going to’ và thì Hiện tại Tiếp diễn. Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Anh giao tiếp lại xem các thì và cấu trúc này là bộ ba “nhức não” bởi họ chưa thể phân biệt được công dụng và sự khác biệt về nét nghĩa mà chúng mang lại.
Trong bài học hôm nay, TalkFirst sẽ giúp bạn hiểu rõ cách phân biệt thì Tương lai Đơn, cấu trúc Be going to và thì Hiện tại Tiếp diễn một cách chi tiết nhất!
Nội dung chính
Toggle1. Trường hợp dự đoán một điều có thể/không thể xảy ra trong tương lai
1.1. Dự đoán khách quan – ‘be going to’
Ta sẽ sử dụng cấu trúc ‘be going to + động từ nguyên mẫu’ nếu ta muốn đưa ra dự đoán hay nhận định rằng một điều sẽ (không) xảy ra trong tương lai và quan trọng là ta dựa trên tình trạng, tình huống hoặc tình hình thực tế để đưa ra dự đoán.
Ví dụ:
Look! The sun is still shining bright. It is not going to rain.
(Nhìn kìa! Mặt trời vẫn đang chiếu sáng chói chang. Trời sẽ không mưa đâu.)
Phân tích:
Trong ví dụ trên, ta thấy người nói đã đưa ra dự đoán là “trời sẽ không mưa”. Đây là một dự đoán khách quan, dựa trên tình hình thực tế là mặt trời “vẫn đang chiếu sáng chói chang” chứ không phải một dự đoán chủ quan, không có căn cứ.
1.2. Dự đoán chủ quan – Tương lai Đơn
Ta sẽ sử dụng thì Tương lai Đơn để đưa ra một dự đoán hay nhận định chủ quan về tương lai, không hoặc ít căn cứ vào tình hình, tình trạng hay tình huống trong thực tế. Mức độ chắc chắn của dự đoán này thường không cao bằng dự đoán được thể hiện bằng cấu trúc ‘be going to’.
Ví dụ:
I don’t know much about her performance at work, but I think she will pull the project off.
(Tôi không biết nhiều về hiệu quả làm việc của cô ấy nhưng tôi nghĩ cô ấy sẽ làm tốt dự án đó.)
Phân tích:
Trong ví dụ này, người nói đưa ra dự đoán là “cô ấy sẽ làm tốt dự án đó” nhưng đây chỉ là một nhận xét chủ quan, không căn cứ nhiều vào thực tế vì chính bản thân người nói cũng bảo là “không biết nhiều về hiệu quả làm việc của cô ấy”.
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
2. Trường hợp quyết định/dự định cho một hành động trong tương lai
2.1. Quyết định/Dự định đưa ra ngay tại thời điểm nói
Ta sẽ dùng thì Tương lai Đơn để diễn tả những quyết định hay dự định được đưa ra tức thì, ngay tại thời điểm nói, không được suy nghĩ trong một thời gian nhất định trước đó. Trong một số trường hợp cụ thể, độ chắc chắn của những quyết định/dự định này không cao.
Ví dụ 1:
Ngữ cảnh: Bạn chuẩn bị in tài liệu nhưng hết giấy, bạn có thể nói:
I will ask the HR Department to buy some packs of paper.
(Mình sẽ nhờ phòng Nhân sự mua thêm vài tệp giấy.)
Phân tích:
Trong ví dụ này, người nói thấy hết giấy và ngay tại thời điểm đó đã đưa ra dự định là “nhờ phòng Nhân sự mua thêm vài tệp giấy”. Dựa vào ngữ cảnh trong ví dụ này, có khả năng cao là người nói sẽ thực hiện dự định trên.
Ví dụ 2:
Ngữ cảnh: Bạn và bạn bè đang chạy ngang khu chung cư Landmark. Hiện tại, bạn chưa đủ khả năng tài chính nhưng bạn nói đùa:
I will buy an apartment here.
(Mình sẽ mua một căn chung cư ở đây.)
Phân tích:
Trong ví dụ này, dự định “mua một căn chung cư ở đây” không phải là một dự định nghiêm túc. Hoặc nếu người nói thật sự nghiêm túc thì qua việc họ sử dụng thì tương lai đơn, ta cũng thấy được là họ vừa quyết định ngay tức thì rồi nói ra, họ không suy nghĩ, cân nhắc từ trước. Đồng thời, ta cũng hiểu được là khả năng dự định này thành hiện thực khá hoặc rất thấp và ta cũng không biết khi nào nó thành hiện thực.
2.2. Quyết định/Dự định đã được suy nghĩ từ trước
Ngược lại, hãy dùng cấu trúc ‘be going to’ hoặc thì Hiện tại Tiếp diễn nếu bạn muốn diễn tả một quyết định/dự định/kế hoạch được đưa ra sau một thời gian suy nghĩa nhất định. Những dự định này có khả năng xảy ra cao. Trong câu có sử dụng ‘be going to’ hay thì Hiện tại Tiếp diễn, ta thường sẽ thấy có thời gian đi kèm.
Ví dụ:
Our company is moving to another building next month.
Our company is going to move to another building next month.
(Công ty chúng tôi sẽ chuyển sang một tòa nhà khác vào tháng sau.)
Phân tích:
Trong ví dụ này, việc “chuyển sang một tòa nhà khác” đã được ban lãnh đạo công ty suy nghĩ và sắp xếp trong một thời gian, sau đó mới đi đến quyết định chính thức. Quyết định (gần như) chắc chắn sẽ được thực thi.
2.3. So sánh ‘be going to’ và Hiện tại Tiếp diễn
2.3.1. Điều người nói muốn nhấn mạnh
Việc sử dụng cấu trúc ‘be going to’ hay thì Hiện tại Tiếp diễn không thể hiện khác biệt về mức độ chắc chắn hay độ gần với hiện tại của hành động, mà thể hiện điều người nói muốn nhấn mạnh.
- Nếu người nói muốn nhấn mạnh vào tính dự định của hành động, họ sẽ dùng cấu trúc ‘be going to’.
Ví dụ:
They are going to buy that car at the end of this year. – Nhấn mạnh việc mua xe hơi đang là dự định. - Nếu người nói muốn nhấn mạnh vào hành động họ sẽ làm, dùng thì Hiện tại Tiếp diễn.
Ví dụ:
They are buying a car at the end of this year. – Nhấn mạnh vào hành động mua xe.
2.3.2. Sự chênh lệch về độ chắc chắn
Những dự định/quyết định/kế hoạch được diễn tả bằng thì Hiện tại Tiếp diễn sẽ có khả năng thành hiện thực cao hơn khi diễn tả bằng cấu trúc ‘be going to’.
Ví dụ:
She is applying for that position next month.
(She is going to apply for that position next month.)
Hai câu trên đều nói về kế hoạch “ứng tuyển vào vị trí đó vào tháng sau”. Tuy nhiên, câu sử dụng thì Hiện tại Tiếp diễn thể hiện độ chắc chắn cao hơn câu sử dụng cấu trúc ‘be going to’.
2.3.3. Độ sớm – muộn của hành động
Người ta thường dùng thì Hiện tại Tiếp diễn để diễn tả hành động sẽ sớm xảy ra và dùng cấu trúc ‘be going to’ cho những hành động sẽ xảy ra muộn hơn trong tương lai.
Ví dụ 1:
I’m going picnic with my friends this weekend.
(Tôi sẽ đi dã ngoại với các bạn vào cuối tuần này.)
Ví dụ 2:
Today, I’m going to a coffee shop after work.
(Hôm nay, tôi sẽ tới một quán cà phê nào đó sau giờ làm.)
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người sử dụng ‘be going to’ để diễn tả những kế hoạch, dự định sẽ diễn ra trong tương lai (rất) gần như ‘this afternoon’, ‘tonight’, ‘tomorrow’, etc.
Tóm lại, trên là 3 điểm TalkFirst đã tổng hợp được về sự giống – khác nhau giữ Hiện tại Tiếp diễn và ‘be going to’. Bạn hãy linh hoạt xem xét từng trường hợp để chọn cách diễn đạt phù hợp hoặc hiểu được chính xác ngụ ý của người nói nhé.
3. Trường hợp diễn tả lời hứa
Khi muốn đưa ra các lời hứa, ta sẽ dùng thì Tương lai Đơn.
Ví dụ 1:
Ms. Lucy, I promise I will meet all the deadlines.
(Thưa cô Lucy, em hứa em sẽ luôn nộp bài đúng hạn.)
Ví dụ 2:
We will divide the workload fairly.
(Chúng tôi sẽ phân chia khối lượng công việc công bằng.)
TalkFirst đã chia sẻ những phân tích và đưa ra những sự giống và khác nhau về chức năng của “bộ ba tương lai”: ‘be going to’, thì Tương lai Đơn và thì Hiện tại Tiếp diễn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thể phân biệt và “xử lý” nhanh gọn bộ ba “nhức não” này.
Chúc bạn sớm chinh phục được tiếng Anh và hẹn bạn trong những bài viết sắp tới nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan: