Ngành Logistics có cần tiếng Anh không? Đây là câu hỏi của nhiều bạn sinh viên khi mới bước chân vào ngành này. Sau đây, TalkFirst chia sẻ bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và lợi ích khi giỏi tiếng Anh trong ngành Logistics này nhé!
Nội dung chính
Toggle1. Nhân viên Logistics có cần tiếng Anh không?
Nhân viên Logistics chắc chắn cần phải giỏi tiếng Anh. Việc giỏi tiếng Anh và kinh nghiệm chuyên môn sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội làm việc ở những công ty quốc tế với mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến trong công việc.
1.1. Cơ hội làm việc ở các công ty nước ngoài
Nhân viên Logistics nếu có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt thì sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc ở các công ty nước ngoài. Bởi vì các tập đoàn đa quốc gia, tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giao tiếp chính giữa nhân viên và cấp trên cũng như với các đối tác trong và ngoài nước.
Chính vì thế, nếu bạn giỏi tiếng Anh, bạn sẽ rất được trọng dụng và nhận được đãi ngộ tốt so với các đồng nghiệp khác. Ngoài ra bạn cũng sẽ có khả năng tiếp cận những kiến thức chuyên ngành Logistics từ nước ngoài và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu.
Bên cạnh đó, với khả năng ngôn ngữ của mình, bạn sẽ giúp công ty ngày càng phát triển thông qua việc đàm phán, ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường và thực hiện các giao dịch thương mại trọng điểm. Không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho bản thân mà ngay cả công ty bạn cũng có thể phát triển nhanh chóng.
1.2. Dễ dàng làm việc với các khách hàng, đối tác nước ngoài
Đa phần các đối tác người nước ngoài đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính để giao tiếp & thương lượng. Để quá trình này diễn ra thành công và suôn sẻ, bắt buộc bạn cần phải có năng lực Anh ngữ, giao tiếp tiếng Anh thành thạo và tư duy ngôn ngữ logic.
Khi đó việc trao đổi với đối tác sẽ trở nên dễ dàng hơn, ký hợp đồng cũng sẽ thuận lợi & nhanh chóng. Vì đối tác & khách hàng sẽ hiểu được ý chúng ta truyền đạt, cũng như nắm được các quy trình xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan và pháp lý liên quan đến hàng hóa và dịch vụ.
Song song đó, nếu chúng ta giao tiếp & đàm phán tiếng Anh trôi chảy, thuyết phục, các đối tác sẽ giới thiệu chúng ta hợp tác với những đồng nghiệp & bạn bè của họ. Từ đó, chúng ta sẽ xây dựng được uy tín của mình trong ngành Logistics và tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.
1.3. Xử lý các văn bản, chứng từ quốc tế nhanh chóng
Theo ngành Logistics, nếu giỏi tiếng Anh sẽ giúp chúng ta giải quyết rất nhiều công việc như là xử lý các văn bản, giấy tờ và chứng từ quốc tế nhanh chóng. Các thủ tục hải quan và pháp lý về Xuất nhập khẩu hàng hóa (Customs procedures) hay các thủ tục bảo hiểm vận tải quốc tế (international payment) đều được xử lý & giải quyết dễ dàng.
Một số loại chứng từ, giấy tờ liên quan đến chuyên ngành Logistics như: Hợp đồng (contract); Hóa đơn thương mại (commercial invoice); Phiếu đóng gói (packing list); Vận đơn (bill of lading);… đều yêu cầu một trình độ tiếng Anh nhất định mới có khả năng xử lý chứng chứng từ nhanh chóng.
Nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro ngoài ý muốn liên quan đến các giấy tờ thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, đòi hỏi bạn phải tự cố gắng trau dồi vốn tiếng Anh chuyên ngành Logistics của bản thân để tự nâng cấp trình độ cũng như thu nhập của mình.
1.4. Nâng cao cơ hội thăng tiến trong công việc
Chắc chắn trong chúng ta chẳng ai muốn bỏ lỡ cơ hội thăng tiến trong công việc chỉ vì trình độ tiếng Anh còn hạn chế của mình. Đó là lý do vì sao chúng ta nên nỗ lực học tập & rèn luyện tiếng Anh mỗi ngày để nhanh chóng thăng tiến với mức thu nhập “khủng” trong ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng.
Bên cạnh kiến thức chuyên ngành về Xuất nhập khẩu, tiếng Anh đóng vai trò không thể thiếu trong lộ trình thăng tiến ở bất cứ vị trí nào trong ngành Logistics. Điều quan trọng là bạn phải biết phát triển đồng thời giữa chuyên môn nghiệp vụ và khả năng giao tiếp Anh ngữ thuần thục thì mới có khả năng nắm bắt được những cơ hội mới trong tương lai.
Khởi điểm là nhân viên thu mua, hoạch định sản xuất, quản lý sản phẩm & nguyên vật liệu, chuyên viên phân tích chuỗi cung ứng,… cho đến các vị trí cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng, quản lý, phó giám đốc & giám đốc trong ngành Logistics. Bất cứ vị trí nào bạn cũng có thể đạt được nếu bạn có tiềm năng và giao tiếp tiếng Anh trôi chảy.
Như vậy, Nhân viên ngành Logistics có cần tiếng Anh không? Câu trả lời chắc chắn là “CÓ”.
Vì những lợi ích của việc giao tiếp tiếng Anh thành thạo đối với nhân viên Logistics là vô cùng to lớn, tạo cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst
2. Sinh viên Logistics có cần tiếng Anh không?
2.1. Dễ dàng tiếp thu nguồn kiến thức nước ngoài
Việc thông thạo tiếng Anh sẽ giúp cho các sinh viên ngành Logistics có cơ hội tiếp cận & tìm hiểu rất nhiều tài liệu chuyên ngành Logistics nước. Mở ra nhiều khái niệm, nhiều kiến thức mới mà tài liệu và giáo trình tại Việt Nam chưa kịp cập nhật. Không chỉ nâng cấp vốn từ vựng chuyên ngành Logistics cho sinh viên mà còn nâng cao khả năng nghiệp vụ khi ra trường sau này.
Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng là chuyên ngành vô cùng rộng lớn để có thể chinh phục & vận dụng vào thực tế tại các Doanh nghiệp ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Chính vì thế việc tự trau dồi kiến thức khi còn là sinh viên thật sự rất quan trọng.
Các Doanh nghiệp hiện nay (Doanh nghiệp Việt Nam lẫn nước ngoài) đa phần đều ưu tiên những sinh viên có kiến thức về ngành vững chắc và khả năng giao tiếp tiếng Anh từ loại khá trở lên. Vì xã hội ngày càng hội nhập & phát triển nên việc giỏi tiếng Anh là điều vô cùng quan trọng & cần thiết trong bất cứ lĩnh vực & ngành nghề nào.
2.2. Cơ hội thực tập tại các tập đoàn đa quốc gia
Nếu bạn là một sinh viên theo ngành Logistics nhưng khả năng học Anh ngữ chưa tốt, vẫn thường xuyên ngại khi giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài hay không đủ vốn từ vựng và độ lưu loát để duy trì cuộc trò chuyện & thương lượng, thì sẽ rất khó có cơ hội để xin đi thực tập tại các tập đoàn đa quốc gia.
Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều yêu cầu sinh viên có khả năng giao tiếp để xử lý công việc cũng như giao dịch & trao đổi với đối tác nước ngoài diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.
Vì ngoài yêu cầu về khả năng giải quyết công việc chuyên môn, bạn cần thêm kỹ năng đàm phán với đối tác. Đặc thù của ngành Logistics là hợp tác, cung ứng, lưu thông hàng hóa nên rất cần sinh viên có khả năng giao tiếp trôi chảy & kỹ năng thuyết phục.
2.3. Cơ hội xin học bổng, du học nước ngoài
Thành thạo giao tiếp tiếng Anh sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Logistics có khả năng xin học bổng và du học tại các nước Anh, Mỹ, NewZealand, Canada,… Đây là các nước phát triển, chuyên ngành Logistics được đầu tư & phát triển mạnh mẽ.
Nếu xin được học bổng và có cơ hội du học chuyên ngành Logistics tại nước ngoài, chắc chắn bạn sẽ được đào tạo rất bài bản & kỹ lưỡng về việc lập kế hoạch về nhu cầu, kiểm soát hàng tồn kho bằng cách vận dụng các Case Study, mô hình Value Chain hay SCOR để thiết kế & quản lý các chuỗi cung ứng trên thực tế.
Du học sẽ giúp bạn mở mang thêm rất nhiều kiến thức không chỉ riêng về chuyên ngành của mình mà còn được đào tạo các kỹ năng như đàm phán, thuyết phục, thuyết trình,… Đó là những lợi ích thực tế nhất mà bạn có thể đạt được khi bạn có khả năng tiếng Anh đủ tốt và tự tạo thật nhiều cơ hội mới cho mình trong tương lai.
3. Học tiếng Anh chuyên ngành Logistics như thế nào?
3.1. Làm quen với các từ vựng chuyên ngành
Bước đầu quan trọng để bạn tiếp cận và lên kế hoạch cải thiện khả năng tiếng Anh chuyên ngành Logistics của mình là việc nắm bắt được một số từ vựng chuyên ngành quan trọng. Nó sẽ rất hữu ích với bạn khi bạn xử lý & giải quyết một số công việc liên quan đến ngành nghề của mình.
TalkFirst sẽ chia sẻ đến một một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Logistics hữu ích mà bạn có thể tham khảo & học để từng bước nâng cấp vốn tiếng Anh của mình nhé!
- Export: xuất khẩu
- Customer: khách hàng
- Import: nhập khẩu
- Consumption: tiêu thụ
- Pipelines: đường ống
- Seaway: đường biển
- Endorsement: ký hậu
- FCL – Full container load: hàng nguyên container
- Railway: vận tải đường sắt
- Inland waterway: vận tải đường sông, thủy nội địa
- To order: giao hàng theo lệnh
- CIF- Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng,bảo hiểm và cước phí
- CPT-Carriage Paid To: Cước phí trả tới
- DAP-Delivered At Place: Giao tại nơi đến
- Freighter: máy bay chở hàng
- Delivered Ex-Ship (DES): Giao hang tren tau
- Airport: sân bay
- DDP – Delivered duty paid: Giao hàng đã thông quan Nhập khẩu
3.2. Học tiếng Anh Logistics qua sách, tài liệu nước ngoài
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách tiếng Anh chuyên ngành Logistics nước ngoài, có cả e-book để bạn có thể dễ dàng tham khảo & trau dồi vốn tiếng Anh của mình.
TalkFirst sẽ giới thiệu với các bạn một vài tài liệu tự học quan trọng và hữu ích để tham khảo nhé!
- Tài liệu The Definitive Guide to Order Fulfillment and Customer Service
- Tài liệu Delivering Customer Value through Procurement and Strategic Sourcing
- Tài liệu World-Class Warehousing and Material Handling
- Tài liệu Transportation: A Global Supply Chain Perspective
- Tài liệu The Supply Chain Revolution: Innovative Sourcing and Logistics for a Fiercely Competitive World
Trang tự học tiếng Anh – Chia sẻ các bài học tiếng Anh Giao tiếp & tiếng Anh chuyên ngành miễn phí.
3.3. Học tiếng Anh Logistics qua các đoạn hội thoại
Bạn có thể luyện tập & học tiếng Anh chuyên ngành Logistics thông qua các đoạn đối thoại có sẵn trên các website và tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. Bằng cách này bạn có thể học được từ vựng và biết cách áp dụng các mẫu câu tùy thuộc theo từng ngữ cảnh nhất định. Từ đó sẽ giúp việc giao tiếp tiếng Anh của bạn trôi chảy & tạo ngữ điệu phát âm tự nhiên hơn tự nhiên hơn.
Nhưng điều quan trọng là chúng ta nên học để hiểu, chứ không nên “học vẹt”. Vì khi hiểu được nội dung cuộc hội thoại chúng ta mới có thể trả lời, đàm phán với mọi người. Và việc học giao tiếp tiếng Anh cần rất nhiều sự nỗ lực trên cả hành trình dài, cho nên hãy cố gắng & kiên nhẫn bạn nhé!
3.4. Học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm
Nếu bạn không biết phải bắt đầu học tiếng Anh chuyên ngành Logistics từ đâu, bạn có thể đăng ký học giao tiếp tại các trung tâm uy tín & chất lượng. Các trung tâm sẽ có lộ trình chi chi tiết và cá nhân hóa phụ thuộc vào từng điểm mạnh/ điểm yếu của bạn để bạn có thể nhanh chóng cải thiện vốn tiếng Anh giao tiếp của mình.
Tham khảo: Khóa học tiếng Anh cho dân Xuất nhập khẩu tốt nhất TPHCM
Bài viết vừa rồi đã giải đáp thắc mắc Nhân viên ngành Logistics có cần tiếng Anh không đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tầm quan trọng của tiếng Anh giao tiếp trong bất cứ ngành nghề nào ở thời điểm hiện tại (không chỉ riêng ngành Logistics).
Vì thế hãy cố gắng luyện tập & trau dồi thường xuyên để vốn tiếng Anh của mình trở nên phong phú, tự nhiên và trôi chảy hơn nhé!
Tham khảo các khóa học tiếng Anh giao tiếp tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt.